Thứ Năm, 26/09/2019 10:17

Thấu hiểu & cảm thông

Cô bé nhân viên, là sinh viên đi làm thêm tại quán cà phê (bán cho khách mang đi hoặc ship cho khách) của con gái tôi, có việc bận đột xuất, xin nghỉ làm buổi sáng. Các bạn ca chiều, ca tối cũng không thể thu xếp thời gian làm giúp. Để con không phải đóng cửa quán, thôi thì tôi giúp con bán hàng một bữa.

Sinh viên làm thêm: Hấp dẫn và “đau đầu”Sinh viên đi làm thêm, cẩn thận để khỏi nhận “quả đắng”

Khách thường mua cà phê và nước ép trái cây. Cà phê đen, cà phê sữa, cà phê muối, tôi đã “nắm” công thức. Nước ép - theo tôi nghĩ lại càng đơn giản, nên tôi tự tin rằng mình sẽ làm tốt. Vừa “dọn hàng” xong thì đã có khách. “4 ly, như mọi khi”, nhưng nhận ra không phải nhân viên quen, cô gái bảo: “Chị cho em 3 ly dứa ép, 1 cà phê muối”. Thầm nghĩ thật may, vì lúc nãy tôi đã kịp gọt vỏ sạch và thái lát trái dứa. Giờ chỉ thực hiện công đoạn sử dụng máy để ép nước.

Nhưng chưa “trả đơn” xong thì có thêm hai người khách khác đến cùng lúc. Một người mua 3 ly cam vắt, người kia 4 ly dưa hấu ép (người dặn cho lượng đường bình thường, người yêu cầu rất ít đường). Bạn tôi cũng nhắn, đặt hàng ship đến 5 ly dứa. Tôi đâm ra “ngợp”. Theo lẽ thường tình, tôi phải “trả đơn” theo thứ tự khách đến trước, đến sau. Tuy nhiên nếu chờ lâu, có thể khách sẽ không hài lòng, có thể bỏ đi, không mua nữa. Làm sao có thể cùng lúc vừa ép dứa, dưa hấu, vắt cam…, với số lượng khá lớn.

Khi người ta bị “áp lực”, tay chân bỗng nhiên trở nên lóng ngóng. Công việc vì thế càng chậm hơn. Thật may, những người khách đều bảo: “Chị cứ bình tĩnh mà làm, tôi sẽ chờ”. Có người lại còn bảo: “Chị cứ làm đi nhé, để sẵn đấy, lát nữa tôi quay lại. Tôi gửi tiền trước luôn này”. Khi giao hàng, nhận tiền từ khách, tôi nói lời cảm ơn tự đáy lòng. Bởi lẽ, không chỉ cảm ơn vì khách đã mua hàng, mà vì các bạn ấy đã trao để tôi được nhận sự thông cảm.

Có khách đặt nước ép chanh dây qua app, tôi đề nghị bạn shipper hỏi ý kiến khách có thể đổi qua cam vắt được không, vì chanh dây quán tôi vừa hết. Shipper bật loa ngoài điện thoại, nên tôi có thể nghe rõ sự phân vân của nữ khách. Dường như khách chỉ muốn nước ép chanh dây. Shipper: “Chị thông cảm đổi qua món khác giúp em, đừng hủy đơn. Nếu chị hủy đơn, em mất một lượt ship”. Nghe vậy, khách liền đồng ý đổi thức uống. Tôi càng hiểu về sự cảm thông đầy tình người, thật đáng quý, đáng trân trọng.   

Tôi đâm ra ngại ngùng, ân hận. Bởi không ít lần trong quán ăn hoặc quán cà phê, tôi đã không hài lòng khi phải chờ đợi, đã tỏ thái độ hoặc có lời nói không mấy dễ nghe, vì cho rằng nhân viên của quán phục vụ quá chậm. Tôi đã thiếu sự cảm thông, vì lúc đó quán đông khách.

Buổi sáng hôm đó, quay như chong chóng để kịp phục vụ cà phê, nước ép trái cây cho khách, mệt phờ, nhưng trong lòng tôi là niềm vui tràn ngập. Không chỉ vì bán được hàng, mà quan trọng hơn, tôi hiểu sâu sắc rằng, cuộc sống rất cần sự thấu hiểu, cảm thông…

Quỳnh Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn

Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp hay tranh chân dung về các vị lãnh tụ... vốn là đề tài không dễ với những người còn non tuổi nghề như sinh viên. Bằng cảm nhận, niềm tin với Đảng, Bác Hồ và tri ân những người có công với đất nước, nhiều sinh viên khối ngành nghệ thuật đã đặt được trọn cảm xúc với những đề tài mỹ thuật lớn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.

Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT
Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT

Sự xuất hiện của ChatGPT vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành giáo dục, trong đó nỗi lo ở bậc đại học (ĐH) là ảnh hưởng vấn đề “liêm chính học thuật”. Song, trước xu thế của thời đại, việc chủ động đón nhận và định hướng người học tiếp cận các giá trị tích cực mà ChatGPT là điều nên làm.