Thứ Bảy, 16/07/2016 14:31

Thế giới bước vào kỷ nguyên bất ổn toàn cầu sâu sắc

Diễn ra từ ngày 22-25/1 sắp tới, buổi họp thường niên của WEF sẽ bàn luận những vấn đề thuộc chủ đề chính: “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

WEF ASEAN 2018: Nhật Bản, Việt Nam kêu gọi Mỹ quay lại CPTPPWEF ASEAN 2018: ASEAN cần tiếp tục cởi mở với tự do thương mạiWEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mạiWEF: Thanh niên ASEAN lạc quan về tác động của công nghệ đối với việc làm

Ông Klaus Schwab – người sáng lập nên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Ảnh: Global Times

Phát biểu trong buổi họp báo mới nhất tại trụ sở Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trước thềm kỳ họp thường niên năm 2019 của diễn đàn, ông Klaus Schwab – người sáng lập nên WEF nhận định, thế giới đang bước vào thời kỳ “bất ổn sâu sắc” do ảnh hưởng của gián đoạn công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và sự tái cơ cấu địa lý kinh tế và địa chính trị.

Diễn ra từ ngày 22-25/1 tới, buổi họp thường niên sẽ tập hợp khoảng hơn 3.000 người bao gồm hơn 60 nguyên thủ quốc gia, quan chức thuộc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, chính phủ, xã hội dân sự, các chuyên gia hàng đầu cùng các lãnh đạo trẻ... từ 110 quốc gia trên khắp thế giới tham gia bàn luận những vấn đề thuộc chủ đề chính: “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Được biết, mục đích chính của cuộc họp thường niên là nhằm xác định các mô hình mới vì hòa bình, tính toàn diện và bền vững để phù hợp với một thế giới nơi hội nhập toàn cầu là điều không tránh khỏi. Bên cạnh những đích đến khác, ông Klaus Schwab cũng khẳng định làn sóng toàn cầu hóa lần thứ tư cần đảm bảo “lấy con người làm trung tâm, bền vững và toàn diện”.

Trước thềm cuộc họp diễn ra tại Davos, ông Klaus Schwab cho rằng tất cả những thành viên tham gia sự kiện cần phải suy nghĩ về ý tưởng và đề xuất những cam kết cần thiết để giải quyết sự bất ổn.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua News)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường
Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.