Chủ Nhật, 14/02/2016 09:18

Thế giới cần 1 hiệp ước toàn cầu về chính phủ trí tuệ nhân tạo?

Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang chuyển mình bước vào một thời đại mới mà ở đó, trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả vận hành chính phủ.

Nhật Bản: AI và đào tạo nghề là chìa khoá để nâng cao năng suấtRobot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được đưa vào vũ trụNhật Bản đặt mục tiêu triển khai các dịch vụ xe tự lái vào năm 2020Kỷ niệm Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin thế giới năm 2018Tự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu Á

Ông Michael Dukakis là nhà đồng sáng lập tổ chức Xã hội Thế giới Trí tuệ Nhân tạo. Ảnh: AP
Nhưng cũng từ đây nổ ra các cuộc tranh luận sôi nổi về trí tuệ nhân tạo cũng như những nỗ lực để đảm bảo chính phủ các nước trên thế giới sử dụng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ được một cách hợp lý và có trách nhiệm. Và sáng kiến của ông Michael Dukakis như một tia sáng lóe lên giữa những cuộc thảo luận rối ren đó.

Từ “Xã hội Trí tuệ Nhân tạo”…

Ông Michael Dukakis, 84 tuổi, là nhà đồng sáng lập tổ chức Xã hội Thế giới Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence World Society – AIWS).

AIWS là một dự án nhằm tập hợp các nhà khoa học, học giả, quan chức chính phủ và lãnh đạo trong lĩnh vực công nghiệp lại, để biến trí tuệ nhân tạo (AI) thành một xung lực phục vụ tốt nhất cho lợi ích của con người, chứ không biến thành cơn “ác mộng” như trong những tiểu thuyết hay các tác phẩm điện ảnh khoa học viễn tưởng mà ở đó AI “tiến hóa” thành một loại công nghệ có thể thống trị thế giới và biến loài người thành nô lệ.

Ông Michael Dukakis là Thống đốc thứ 65 của bang Massachusetts và từng ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1988. Kể từ khi rời khỏi chính trường năm 1991, ông giảng dạy tại các trường đại học ở Massachusetts và California và tiếp tục làm việc, cống hiến cho các lĩnh vực khác nhau, từ vận tải đường sắt cho đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Nhưng đây là bước đột phá đầu tiên Michael Dukakis trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

“Mối quan tâm của tôi là điều gì đang xảy ra với những công nghệ này và liệu chúng ta có sử dụng chúng vì lý do chính đáng hay không, cũng như đảm bảo chúng được kiểm soát trên toàn thế giới” – ông Michael Dukakis cho biết.

AIWS đã tổ chức một hội thảo quốc tế tại đại học Harvard (Mỹ) tháng 4 vừa qua và đề xuất rằng Liên Hợp Quốc nên thành lập một cơ quan giống như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng là để phục vụ cho việc theo đuổi một thỏa thuận toàn cầu giữa chính phủ các nước nhằm đảm bảo AI chỉ được sử dụng cho mục đích mang tính xây dựng. Thỏa thuận đó, theo ông Dukakis, sẽ giúp đảm bảo rằng “chúng ta không có thêm các cuộc bầu cử bị thao túng [vì các vụ đánh cắp thông tin và dùng chúng để tác động đến quyết định của cử tri] cũng như hàng nghìn thứ khác đang bị ảnh hưởng tương tự”.

Người đồng sáng lập của tổ chức AIWS là ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập báo Vietnamnet, Giám đốc điều hành Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), một cơ sở nghiên cứu do ông Michael Dukakis làm chủ tịch.

Ông Nguyễn Anh Tuấn chính là người xây dựng bản dự thảo bộ quy tắc ứng xử đạo đức vì hòa bình và an ninh mạng (ECCC, phiên bản 1.0) của BGF. Dự thảo này dựa trên các gợi ý từ các chuyên gia và nhà quan sát trong lĩnh vực an ninh mạng.

Khi công bố sáng kiến chung với ông Michael Dukakis, ông Nguyễn Anh Tuấn đã bày tỏ hy vọng có thể kiểm chứng AI trong một “bối cảnh nhân văn” và xây dựng một “khuôn khổ đạo đức” để phát triển công nghệ này.

… Đến chính phủ trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là thuật ngữ ngày càng phổ biến dùng để chỉ các máy tính có khả năng học hỏi và phát triển kỹ năng nhận thức bằng cách tích lũy một lượng lớn dữ liệu. Đây là công nghệ nền tảng cho những chiếc xe không người lái hay các “thư ký ảo” thông minh như Alexa và Siri và nó được ứng dụng ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực tư nhân và sản xuất, tiêu dùng.

Thế nhưng khu vực công tụt hậu rất xa trong việc ứng dụng AI dù nhiều người đã chỉ ra tiềm năng lợi ích rất lớn của công nghệ này.

Ngày 25/06/2018, Viện Michael Dukakis Về Lãnh đạo và Sáng Tạo (MDI) chính thức công bố Sáng kiến Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo (AI-Government). Đây là lần đầu tiên các khái niệm để thiết kế một Chính phủ Trí tuệ Nhân tạo được nêu ra bởi nhóm tác giả gồm bốn người: Chủ tịch MDI Michael Dukakis; Giám đốc MDI Nguyễn Anh Tuấn; Giáo sư Thomas Patterson, Đại học Harvard; và Giáo sư Nazli Choucri, Đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology).

Nếu như chính phủ điện tử (E-Government) sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm cải thiện hiệu quả của các cơ quan thuộc lĩnh vực công thì chính phủ Trí tuệ Nhân tạo (AI-Government) ưu việt hơn ở chỗ áp dụng AI để hỗ trợ việc đưa ra quyết định cho các hoạt động chính yếu của khu vực công, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ công, thực hiện nghĩa vụ công dân và đánh giá cán bộ công chức.

Với tư cách là Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (National Decision making and Data Center – NDMD), AI hướng dẫn và đưa ra cơ sở khách quan cho việc cung cấp và đánh giá dịch vụ công như y tế, pháp lý, giáo dục, du lịch, giao thông, lao động, quản lý ông – lâm – ngư  nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, nhà ở xã hội, tài chính công…

Một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Deloitte cho Tầm nhìn Chính phủ (DCGI) cho biết, một khoản đầu tư đáng kể cho AI có thể giải phóng 1,2 tỷ giờ làm việc cho các công chức [Mỹ] qua đó tiết kiệm cho chính phủ hơn 41 tỷ USD mỗi năm.

Tác giả của nghiên cứu này dự đoán rằng, theo thời gian, sẽ có “những thay đổi to lớn” từ việc ứng dụng AI trong lĩnh vực công. Ví dụ như việc những máy móc thông minh có thể giúp bỏ qua những thủ tục quan liêu, giảm bớt tình trạng tồn đọng lâu dài các loại giấy tờ, từ các đơn xin cấp bằng sáng chế tới các khiếu nại bảo hiểm y tế, thậm chí là việc đánh giá mức độ của các mối đe dọa khủng bố.

AI thay thế con người?

Nhưng cũng sẽ có những trở ngại mà theo ông Thomas Patterson, giáo sư về quản lý công tại trường Harvard Kenndy đồng thời là một thành viên hội đồng quản trị của BGF, AI sẽ không thể dễ dàng tiếp cận một vài thông tin trong kho dữ liệu khổng lồ mà chính phủ thu thập.

“Thực sự rất khó để trao đổi các gói dữ liệu khác nhau, đơn giản bởi vì chúng không được thu thập và đặt dưới dạng thức tương tự nhau giữa cơ quan này với cơ quan khác, và một số chương trình phần mềm đã rất cũ” – ông Patterson nêu rõ, đồng thời chỉ ra rằng chi phí của việc nâng cấp đồng bộ toàn hệ thống có thể khá tốn kém.

Thách thức của việc làm rõ những khúc mắc trong cuộc tranh luận về phát triển AI đã hấp dẫn ông Dukakis, một người được đánh giá là theo trường phái “kỹ trị” trong suốt thời gian hoạt động chính trị. Ông bị cuốn hút bởi việc AI có tiềm năng giúp các chính phủ trong tương lai ra quyết định.

Nhưng ông cũng không tin rằng nó sẽ thay thế việc quản trị bằng con người hay lấy đi công ăn việc làm của các công chức.

“Các bạn có thể giúp [bộ máy chính phủ] hiệu quả hơn. Với công nghệ, các bạn có thể làm được những điều mà bạn không thể nếu không có nó dù bạn đã cố gắng hết sức. Nhưng bạn sẽ không để máy móc điều hành chính phủ” – ông Dukakis nói rõ. “Có quá nhiều đánh giá bạn cần phải đưa ra trên thế giới này mà chúng lại liên quan đến những giá trị đạo đức”.

Vậy liệu chúng ta có thể dạy AI biết thế nào là đạo đức?

“Có lẽ là không” – ông Dukakis trả lời với một nụ cười. “Máy móc sẽ không thể đối mặt với những vấn đề như vậy”

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.