Thứ Sáu, 10/06/2016 20:36

Thế giới kêu gọi đẩy nhanh nỗ lực xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng

Sau nhiều thập kỷ giảm đáng kể về số người thiếu ăn, một lần nữa nạn đói lại diễn ra. Theo báo cáo mới nhất do Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và bốn cơ quan khác của LHQ công bố, trên thế giới có khoảng 820 triệu người đang bị đói và suy dinh dưỡng.

LHQ: Hai triệu người có nguy cơ đối mặt với nạn đói do hạn hán ở Trung Mỹ

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hơn 500 triệu người suy dinh dưỡng. Ảnh: AP

Ông Jose Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO cho biết đây là năm thứ 3 liên tiếp tiến trình chấm dứt nạn đói bị đình trệ và thậm chí giờ đây, số lượng người đói và suy dinh dưỡng còn gia tăng, đe doạ mục tiêu chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng vào năm 2030 của LHQ.

Theo FAO, trẻ em còi cọc là một vấn nạn lớn và gần 2 tỷ người vẫn phải đối mặt với cảnh đói khát hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, dù có những thách thức lớn trong việc tiếp cận mục tiêu xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng, FAO và Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) nhấn mạnh rằng vẫn có thể đạt được mục tiêu trên.

Nhiều quốc gia - từ Trung Quốc, Ethiopia, Bangladesh cho đến Brazil, đã đạt được mức giảm đáng kể về nạn đói và suy dinh dưỡng, và những thành công đó đã mang đến những bài học quan trọng cho những nơi hiện đang đấu tranh để đạt được tiến bộ.

Trong khi châu Phi tiếp tục là lục địa nghèo đói nhất tính theo đầu người thì châu Á - Thái Bình Dương lại là khu vực có tổng số người thiếu dinh dưỡng cao nhất - hơn 500 triệu người, theo ước tính của FAO. Khu vực này là nơi sinh sống của hơn 60% những người thiếu ăn trên thế giới, và để đạt được mục tiêu xoá bỏ nạn đói vào năm 2030, các quốc gia cần cùng nhau nỗ lực để đưa 110.000 người thoát khỏi nạn đói mỗi ngày trong 12 năm tới, trong đó chính sách công và kiến ​​thức tốt được xem là những yếu tố rất cần thiết.

Bangladesh có thể được xem là một ví dụ điển hình. Quốc gia này đã đạt được một trong những mức giảm nhanh nhất về tình trạng thiếu cân và thấp còi ở trẻ em trong lịch sử, phần lớn bằng cách sử dụng các chính sách công đổi mới để cải thiện nông nghiệp và dinh dưỡng. Banglades áp dụng chính sách hỗ trợ tăng trưởng nông nghiệp giúp tăng sản lượng, song song với các chính sách khác hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ y tế mạnh hơn, đi học ngày càng nhiều, tiếp cận nhiều hơn với nước sạch và vệ sinh, và trao quyền cho phụ nữ.

Bên cạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và chế biến lương thực, sự phát triển của các công nghệ truyền thông mới và khả năng khai thác dữ liệu lớn cũng mang đến cơ hội mở rộng những biện pháp được áp dụng thành công để chúng  mang lại tác động lớn hơn trong cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng.

Theo Tổng Giám đốc FAO, các nước cần phải hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm thành công. Nếu có thể tăng tốc trao đổi những kiến thức này, chúng ta có thể đẩy nhanh việc thực hiện và có các hành động cụ thể hơn. Đói nghèo và suy dinh dưỡng không chỉ đơn giản là vấn đề cá nhân mà là vấn nạn cộng đồng. Do vậy, các nước cần có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn và cam kết tài chính lớn hơn để đạt được mục tiêu năm 2030 của LHQ.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ FAO & The Nation)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.