Thứ Hai, 14/04/2014 07:19

Thế giới kêu gọi loại bỏ các loại khí nhà kính có hại

Tổng thống Rwanda Paul Kagame thúc giục các nhà lãnh đạo đưa thế giới thoát khỏi những loại khí nhà kính có hại được sử dụng trong tủ lạnh và điều hòa không khí, khi ông tổ chức một cuộc họp cấp cao tại thủ đô Kigali của Rwanda hôm 13/10.

Nội các Nhật Bản thông qua dự thảo Hiệp định khí hậu ParisNghiên cứu mới: Phát thải khí Metan cao gấp đôi so với dự tínhHiệp định Paris về biến đổi khí hậu sắp có hiệu lực trong 30 ngày

Các đại biểu tham dự phiên khai mạc chính thức Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Nghị định thư Montreal tại thủ đô Kigali, Rwanda hôm 13/10. Ảnh: AFP

Đại diện gần 200 quốc gia đang có mặt ở thủ đô Kigali để đưa ra một thỏa thuận nhằm loại bỏ dần khí hydrofluorocarbons (HFCs) dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

Ngăn chặn việc sử dụng khí HFCs đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực đáp ứng mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã được thỏa thuận trong hiệp định lịch sử ở thủ đô Paris của Pháp hồi năm ngoái.

Ông Kagame, nhà lãnh đạo đất nước nằm ở phía đông châu Phi cam kết đưa môi trường trở thành trung tâm của chiến lược phát triển đất nước; đồng thời nói rằng, loại bỏ khí HFCs "sẽ làm cho thế giới an toàn và thịnh vượng hơn".

Trong khi đó, bà Maxime Beaugrand, đại diện đến từ Viện Quản trị và Phát triển bền vững cho rằng, sẽ có một thỏa thuận được đưa ra vào ngày hôm nay (14/10) để loại bỏ khí HFCs.

"Các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một sự sửa đổi vào ngày 14/10 tại Kigali", bà Beaugrand nói với hãng tin AFP.

Trước khi khí HFCs được đưa vào sử dụng, Nghị định thư Montreal đã ràng buộc các thành viên của Liên Hiệp Quốc đi đến một hiệp ước nhằm loại bỏ khí chlorofluorocarbons (CFC). Đây được xem là một thành công đối với tầng ozon ở Nam Cực, với hy vọng các lỗ thủng trên tầng ozon sẽ dần được liền lại theo thời gian.

Để thay thế khí CFC, một loạt các ngành công nghiệp bắt đầu sử dụng khí HFCs. Mặc dù loại khí này không gây ảnh hưởng tới tầng ozon, HFCs lại hoạt động như một loại khí nhà kính cực mạnh, tác động đến sự ấm lên toàn cầu nhiều hơn gấp hàng ngàn lần so với khí CO2.

"HFCs đang gia tăng với tốc độ 10-15% mỗi năm. Điều đó khiến chúng trở thành khí nhà kính phát triển nhanh nhất", chiến lược gia toàn cầu Paula Carbajal của tổ chức Hòa bình Xanh nói với tờ AFP.

Theo một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Berkeley, điều hòa không khí dân cư là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lớn nhất của khí HFCs. Đáng chú ý, thế giới khả năng sẽ có thêm 700 triệu điều hòa không khí vào năm 2030.

Bên cạnh đó, thị trường điều hòa không khí toàn cầu đang phát triển nhanh cùng với sự gia tăng đô thị hóa, điện khí hóa, tăng thu nhập và giá điều hòa không khí giảm tại nhiều nền kinh tế đang phát triển.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Reporter)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.