Thứ Bảy, 05/03/2016 09:45

Thể thao Việt Nam tại Asiad 2018: Có thành công và cả sự tiếc nuối

Trên bảng tổng sắp huy chương Asiad 2018, Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) đứng thứ 17 trong số 45 đoàn thể thao tham dự. Các VĐV Việt Nam giành được tổng cộng 38 huy chương, trong đó có 4 HCV, 16 HCV và 18 HCĐ. So với chỉ tiêu giành 3-5 HCV trước khi lên đường, rõ ràng đoàn TTVN đã hoàn thành nhiệm vụ...

Từ bài học ASIAD, đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mớiThể thao Việt Nam khép lại kỳ ASIAD 2018 thành côngMột trận đấu nhiều cảm xúc“Olympic Việt Nam gặp UAE dễ đá hơn so với Nhật Bản”Olympic Việt Nam - Olympic UAE: Khát vọng tấm HCĐ lịch sử

Lần đầu có 2 HCV ở môn Olympic

Từ chỗ tưởng như không hoàn thành chỉ tiêu, thì sự nỗ lực tuyệt vời của các VĐV rowing, điền kinh và pencak silat, TTVN đã hoàn thành nhiệm vụ, giành 4 HCV trong niềm hân hoan của lãnh đạo đoàn thể thao, các HLV, VĐV và người hâm mộ nước nhà.

Bùi Thị Thu Thảo giành tấm HCV điền kinh, đây là HCV bộ môn Olympic mà Việt Nam giành được ở Asiad 2018

Đặc biệt, trong 4 HCV nói trên, đoàn TTVN có tới một nửa là môn Olympic. Đó là trường hợp của 4 cô gái vàng rowing Tạ Thanh Huyền, Lường Thị Thảo, Hồ Thị Lý, Phạm Thị Thảo và tấm HCV ở môn nhảy xa của Bùi Thị Thu Thảo. Đây cũng là lần đầu tiên hai môn đua thuyền và điền kinh có HCV ở sân chơi Asiad.

Rất vui mừng sau chiến công của các VĐV Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn nhận xét: “Như chúng ta đã biết, đoàn Việt Nam dự Asiad với mục tiêu giành từ 3-5 HCV, trong đó có 1 HCV thuộc nhóm môn Olympic. Đoàn đã giành 4 HCV, trong đó có tới 2 HCV từ môn Olympic là đua thuyền và điền kinh. Như vậy đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thành tích rất tốt ở môn bóng đá khi đội tuyển Olympic Việt Nam lần đầu vào tới bán kết. Có thể nói 4 tấm HCV giành được cùng thành tích ấn tượng của đội Olympic Việt Nam là điểm sáng của đoàn tại Asiad năm nay”.

Chiến công của các VĐV giành HCV hoàn toàn xứng đáng được ghi nhận và tôn vinh. 4 cô gái vàng rowing Việt Nam chiến thắng ngoạn mục trước các đối thủ mạnh Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong khi đó, Bùi Thị Thu Thảo đã đổi màu huy chương (Asiad 2014 giành HCB) với cú nhảy xa “thần kỳ” 6m55. Cần nên biết rằng Thảo “bò vàng” là một trong những VĐV có thể hình rất hạn chế ở cuộc tranh tài môn nhảy xa, cô cũng hay bị chê là… chân ngắn.

Nhưng vượt lên tất cả, các VĐV Việt Nam đã chiến thắng đối thủ để mang vinh quang về cho tổ quốc. Không chỉ những VĐV giành HCV, mà những tấm HCB, HCĐ cũng quý như vàng!

Đó là trường hợp của Huy Hoàng (bơi), tổ tiếp sức (điền kinh), Quốc Khánh (wushu), karate, cầu mây…

Những tiếc nuối để lại

Tiếc nuối nhất chính là Olympic Việt Nam hụt tấm HCĐ lịch sử, khi có một trận đấu vượt trội so với đối thủ UAE. Tuy nhiên, việc vào tới bán kết Asiad cũng là một kỳ tích với bóng đá Việt Nam, và chắc chắn nó sẽ tạo nên cú hích thực sự cho các giải đấu quan trọng sắp tới như AFF Cup hay VCK Asian Cup 2019.

Thành công và thất bại của Olympic Việt Nam cần được phân tích trên nhiều mặt, bởi môn thể thao vua rõ ràng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ cũng như giới chuyên môn.

Trong khi đó, với các môn thể thao khác, thì thành tích ở Asiad 2018 đã được nhìn nhận, rút kinh nghiệm ngay khi giải đấu kết thúc. Chẳng hạn như ở môn bắn súng, Hoàng Xuân Vinh dù đang là đương kim vô địch Olympic nhưng không thể vượt qua vòng loại ở nội dung sở trường 10m súng ngắn hơi. Có người nói Xuân Vinh đã hết thời, cũng có người cho rằng anh không gặp may mắn. Tuy nhiên, có một thực tế là dù phong độ đi xuống, thì Xuân Vinh vẫn là đầu tàu của bắn súng Việt Nam trong những năm tới.

Ở môn bơi, Ánh Viên đã thất bại ở 2 nội dung sở trường. Những giọt nước mắt của VĐV người Cần Thơ ở Asiad đã nói lên tất cả. Theo Trưởng đoàn Trần Đức Phấn, sau Á vận hội, có thể Tổng cục TDTT sẽ xem xét lại chu trình huấn luyện cũng như tìm HLV mới cho Ánh Viên.

Những thất bại của Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Thúy Vi (wushu)… dù được dự báo nhưng vẫn để lại chút tiếc nuối. Những VĐV trên ngoài việc trình độ thua kém các đối thủ, theo đánh giá của chính trưởng đoàn Trần Đức Phấn, họ cũng đã bộc lộ điểm yếu tâm lý.

Ông Phấn chia sẻ: “Trong quá trình thi đấu, chúng ta cần nhìn nhận một thực tế là VĐV Việt Nam tiến bộ, thì đối thủ cũng tiến bộ, thậm chí còn tiến nhanh, tiến mạnh hơn. Điều kiện đầu tư, chăm sóc cho VĐV của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Nhiều quốc gia không chỉ mạnh về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, công tác chăm sóc y tế, dinh dưỡng mà họ có nền tảng cơ bản vững chắc nên có số lượng VĐV đông đảo. Vì thế, không thể nào dự báo thật sự chính xác mà chỉ ở mức tương đối.

Trong thi đấu thể thao cũng không nói trước được điều gì nhưng chắc chắn nếu trình độ chuyên môn, tâm lý vững vàng thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất theo khả năng và cơ hội tranh chấp cao hơn. Còn nếu đã cố gắng hết sức mà đối thủ đạt được kết quả tốt hơn thì cũng chẳng có điều gì đáng buồn”.

Theo Dân Trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể
Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Bèo nậm lọc thành công nhờ cựu nữ sinh Đồng Khánh
Bèo nậm lọc thành công nhờ cựu nữ sinh Đồng Khánh

Dễ phải đến hai mấy năm, gia đình người anh họ tôi mới lại về thăm quê. Ghé nhà tôi chơi, cơm nước thì thường quá, lại chuẩn bị chợ búa lách cách. Chỗ thâm tình, tôi hỏi thiệt lòng, bây chừ vợ chồng con cái anh ưa ăn món chi, tôi chiêu đãi. Như không hẹn mà gặp, cả nhà đều đồng thanh: “Bèo nậm lọc!”. “Ui, tưởng chi, món nớ dễ!” - Tôi cười lớn, bảo bà xã bấm máy gọi taxi…

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - bài 2 “Chìa khóa” của chuyển đổi số
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - bài 2: “Chìa khóa” của chuyển đổi số

Trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), công nghệ là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. CĐS đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Ngoài hoàn thiện hạ tầng, công nghệ, tỉnh đang đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực cho thời đại số, bên cạnh hình thành nên thói quen, thay đổi nhận thức của người dân để bắt nhịp với xu thế CĐS.

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - Bài 1 Niềm tin từ chính quyền 4 0
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - Bài 1: Niềm tin từ chính quyền 4.0

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những chuyển động của chính quyền tỉnh lẫn các địa phương thời gian qua cho thấy CĐS từng bước lan tỏa vào từng ngành, từng lĩnh vực. Hình thành một chính quyền 4.0 trên nền tảng kinh tế số, con người số là mục tiêu hướng tới.