Chủ Nhật, 16/09/2018 18:50

Thêm 5 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với các di tích văn hóa lịch sử có giá trị trên địa bàn tỉnh.

Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 4 di tích gắn liền với Bác Hồ là di tích cấp quốc gia đặc biệtKhánh thành di tích lịch sử cấp tỉnh Trạm phẫu tiền phương

Bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (Bastogne) 

Theo đó, có 5 di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh trong đợt này, gồm: miếu Bà Giàng (phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy), bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà); địa điểm chiến thắng Cồn Rang (xã Phú Gia, huyện Phú Vang); nhà thờ làng Diêm Trường, miếu và lăng mộ ông, bà Trà Quận công (xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc).

Miếu Bà Giàng là một trong những phế tích mang đậm dấu ấn của một công trình kiến trúc Chăm Pa, có giá trị về mặt khảo cổ học. Ngoài giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, miếu Bà Giàng còn ghi dấu hoạt động chiến đấu của quân và dân Hương Thủy trong hai cuộc kháng chiến. 

Bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (Bastogne) là một công trình đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và sự tôn vinh của Đảng, chính quyền, Nhân dân địa phương đối với các chiến sĩ quân giải phóng đã cống hiến xương máu trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ năm 1972.

Chiến thắng Cồn Rang là chiến thắng chống Pháp đầu tiên ở Phú Vang, chứng tỏ lực lượng vũ trang của huyện ngày càng lớn mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng. Địa điểm chiến thắng Cồn Rang in đậm chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cán bộ và dân quân du kích xã Phú Gia, huyện Phú Vang.

Nhà thờ làng Diêm Trường được xây dựng cách đây hơn 400 năm, là nơi thờ tự các bậc hiền tiền khai canh, khai khẩn và các họ tộc nối tiếp có công khai phá lập làng. Hiện nay, tại nhà thờ làng Diêm Trường còn lưu giữ nhiều sắc, chiếu, chỉ... có từ thời Tây Sơn và thời các vua Nguyễn.

Miếu và lăng mộ ông bà Trà Quận công là những công trình có giá trị lịch sử, văn hóa thể hiện sự tri ân của hậu thế hôm nay đối với tiền nhân trong tiến trình lịch sử, đã có công trong việc khai phá, mở mang và giữ gìn bờ cõi.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đối với địa điểm chiến thắng đồi A Bia (xã Hồng Bắc, huyện A Lưới).

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.