Thứ Hai, 09/09/2019 06:07

Thị trường biến động theo giá xăng dầu

Giá xăng dầu trong nước tăng liên tiếp gây sức ép rất lớn đến giá cả hàng hóa, đặc biệt là những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp như vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng, đánh bắt thủy, hải sản, xay xát…

Kiểm soát an toàn thực phẩmDoanh nghiệp tìm hướng thích nghi trước các biến động của thị trườngCần sự thay đổi căn cơ trong sản xuất

Giá xăng dầu tăng kéo theo giá nông sản tăng

Giá nhiều mặt hàng “leo thang”

Hơn 1 tuần qua, giá cả nhiều mặt hàng bắt đầu được điều chỉnh theo mức tăng sau khi giá xăng dầu tăng liên tục 6 lần tính từ đầu năm 2022 đến nay, gây khó khăn và áp lực cho người tiêu dùng cũng như khách hàng sử dụng các dịch vụ vận tải.

Theo chị Nguyễn Thị Hà, phường Xuân Phú, xăng dầu tăng giá khiến cái gì cũng tăng theo. Giá thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng cũng như các dịch vụ vận tải hành khách, cước vận chuyển hàng hóa đồng loạt tăng, mức tăng dao động từ 5-15% tùy theo từng mặt hàng. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn trong khi giá xăng tăng, hàng hóa thiết yếu tăng nên đã khó nay càng khó khăn hơn. 

Giá xăng dầu ở mức cao đã làm chi phí đầu vào tăng cao, các dịch vụ, phí, cước giao hàng… đều tăng giá khiến doanh nghiệp (DN) phải tính toán, cân đối để cầm cự và duy trì sản xuất.

“Trước đây đổ bình xăng 100 ngàn đồng có thể đi làm trong 1 tuần, nay cũng cung đường đó nhưng phải mất khoảng 140 ngàn đồng mới đủ. Chưa hết, giá gạo, gas, thực phẩm đều tăng trong khi thu nhập vẫn không đổi”, chị Nga, trú tại phường Trường An chia sẻ.

Theo lãnh đạo một đơn vị lâu năm về logistics cho biết, trong vận tải đường bộ, 40% cước phí là chi phí nhiên liệu, việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng trong thời gian ngắn đã làm tăng từ 13- 15% cơ cấu chi phí của DN. Vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất mạnh đến DN khi mà chi phí vận tải đường bộ ước tính sẽ bị đội lên từ 4-5%.

“Trước mắt, DN không có biện pháp nào để có thể đối phó với chi phí xăng dầu tăng một cách bất ngờ như hiện nay. DN cũng sẽ cố gắng cắt giảm chi phí nhưng vẫn xác định là rất khó khăn, phải tìm mọi cách để thương lượng với khách hàng nhằm điều chỉnh phí, giá vận tải cho phù hợp với giá xăng dầu. Muốn điều chỉnh giá cước vận tải cũng không phải là dễ dàng và cũng không thể nhanh được, bởi vì giá đã được quy định trong hợp đồng”, ông Nguyễn Ngọc, một DN vận tải ở TP. Huế giải thích.

Giá cả nhiều mặt hàng đang tăng theo giá xăng dầu

Giải pháp bình ổn giá

Là một trong những đơn vị bán lẻ quy mô lớn trên địa bàn TP. Huế, những ngày qua, Siêu thị Co.opMart Huế liên tục nhận thông báo tăng giá hàng hóa từ các nhà cung cấp (NCC) ở các tỉnh, thành phố trong nước sau khi giá xăng dầu tăng cao, kéo theo nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu phục vụ sản xuất cũng như chi phí vận chuyển tăng theo. Tuy nhiên, theo lộ trình tăng giá căn cứ theo hợp đồng đã ký hàng năm, muốn tăng giá hàng hóa phải gửi thông báo trước 1 tháng và phải có lý do chính đáng mới áp dụng mức giá tăng và tăng bao nhiêu % nên hiện giá cả các mặt hàng tại siêu thị vẫn chưa tăng, đang giữ mức giá cũ so với thời điểm đầu năm 2022.

Theo lãnh đạo siêu thị, sau khi giá xăng dầu tăng, các NCC liên tục gửi thông báo về việc điều chỉnh giá các mặt hàng cung ứng cho siêu thị. Song, với cam kết điều chỉnh giá sau khi nhận thông báo trước 1 tháng nên hiện các sản phẩm vẫn đang giữ mức giá cũ. Đồng thời áp dụng các chương trình khuyến mại định kỳ của đơn vị, đến đầu tháng 4/2022 giá một số mặt hàng mới tăng, mức tăng tùy theo từng sản phẩm và áp dụng theo lộ trình tăng - giảm theo hợp đồng đã ký. 

Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh, ông Nguyễn Minh Đông cho rằng, hiện các mặt hàng tiêu dùng công ty đã nhập về từ sau Tết Nguyên đán 2022 vẫn đang lưu kho phục vụ thị trường nên vẫn áp dụng mức giá cũ. Đối với giá cước vận chuyển dù có tăng do giá xăng dầu tăng, song DN tận dụng “đội xe nhà” để vận chuyển cho các đại lý nên giá cả vẫn chưa biến động nhiều, một số mặt hàng như mì tôm, dầu ăn chỉ tăng nhẹ ở mức dưới 5%.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và giá xăng dầu tăng, sở tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các DN phân phối, các siêu thị đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định, đáp ứng cho nhu cầu thị trường, không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn hàng dẫn đến vấn nạn đầu cơ ghim hàng nâng giá. Đồng thời, phối hợp với các địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt số lượng hàng hóa, giá cả tại các chợ trên địa bàn để kịp thời tham mưu, đề xuất phương án bình ổn, đảm bảo nguồn cung tránh trường hợp thiếu hụt hàng hóa thiết yếu tạo cơ hội cho các cơ sở tự ý nâng giá gây áp lực cho khách hàng.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành triển khai các giải pháp giữ vững bình ổn giá trong điều kiện có thể để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống người dân, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành theo dõi quản lý giá một số mặt hàng như điện, thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, vật tư y tế, thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh để tránh tác động cộng hưởng đối với công tác điều hành giá thời gian tới.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng dầu giảm mạnh
Giá xăng dầu giảm mạnh

TPO - Từ 15h ngày 14/12, giá các loại xăng giảm từ 778 - 917 đồng/lít, trong khi đó giá dầu cũng giảm ở mức tương đối. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng dầu giảm.

Đặc biệt hay không đặc biệt
Đặc biệt hay không đặc biệt

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế và là mặt hàng thiết thân đối với mọi người dân.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).