Chủ Nhật, 16/06/2019 07:00

Thiếu vật liệu san lấp, nguy cơ chậm tiến độ

Dự án (DA) đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa phận tỉnh đến nay đạt 100% tiến độ giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu đến gần 800 nghìn m3 đất san lấp nền K95, K98, dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình.

Chất lượng cao tốc Cam Lộ - La Sơn phải đặt lên hàng đầuĐể “huyết mạch” quốc gia hoàn thành đúng tiến độĐề nghị khắc phục hư hỏng tại các Tỉnh lộ do phục vụ Dự án cao tốc Cam Lộ - La SơnĐảm bảo nguồn cung vật liệu san lấp cho cao tốc Bắc - Nam

 Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm việc tại dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ hai gói thầu xây lắp 5, 6

DA đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Đến thời điểm hiện tại, các gói thầu xây lắp 5, 6, 7 qua địa bàn Phong Điền, Hương Trà và 10, 11 qua địa bàn Hương Thủy, Phú Lộc đều đang triển khai đào đắp nền đường, khối lượng cần các loại đất k95, k98 đạt tiêu chuẩn đắp nền cao tốc khá lớn.

Trong đó, thiếu hụt đất đắp lớn nhất tại 2 gói thầu xây lắp 5, 6 qua địa bàn huyện Phong Điền với khoảng 785 nghìn m3 (gói thầu số 5 thiếu 375 nghìn m3 và gói thầu số 6 thiếu 410 nghìn m3). Dù các đơn vị thi công đã thực hiện điều phối đất giữa các gói thầu, nhưng tình trạng thiếu đất san lấp vẫn tiếp diễn. 

Nhằm đảm bảo nguồn cung vật liệu đất đắp phục vụ thi công DA, Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh đã đề xuất UBND tỉnh, các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ, cho đấu thầu thêm các mỏ, tăng công suất mỏ phục vụ đất san lấp cho DA cao tốc.

Theo đó, tháng 7/2021, UBND tỉnh đã cấp mới mỏ đất san lấp Hiền Sỹ (Phong Sơn, Phong Điền) cho Công ty TNHH Quý Hưng. Mỏ có diện tích khoảng 10ha, qua khảo sát thực tế có khoảng 6ha khai thác được, diện tích còn lại vướng mặt bằng, trữ lượng 700 nghìn khối. Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh đã đề xuất mở rộng thêm mỏ này để đủ trữ lượng đất san lấp cung cấp cho DA.

Tận dụng đất phát sinh tại dự án viên nén cung cấp cho gói thầu số 11, dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đồng thời, bổ sung quy hoạch khu vực khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Vũng Nhựa, thị trấn Phong Điền (Phong Điền). Đề xuất tăng công suất mỏ của Công ty CP 1-5. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành sớm đóng góp ý kiến, đẩy nhanh công tác hoàn thiện các thủ tục pháp lý cấp mới, mở rộng, khai thác các mỏ đất làm vật liệu san lấp phục vụ DA.

Ngoài ra, riêng nguồn đất đắp thiếu hụt tại gói thầu xây lắp số 11, Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh được UBND tỉnh chấp thuận điều phối đất từ Km25 của cao tốc La Sơn - Túy Loan, vận chuyển đất phát sinh từ DA xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng RENEN tại Hương Phú (Nam Đông) với diện tích 2 ha, trữ lượng khoảng 96 nghìn m3 và chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất tại khu vực xã Lộc Sơn (Phú Lộc) để cung cấp đất đắp phục vụ thi công gói thầu này.

Mở rộng, tăng công suất một số mỏ đất

Ông Nguyễn Vũ Quý, Quyền Giám đốc Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh thông tin, đa số mỏ đất trên địa bàn tỉnh đều bị giới hạn bởi công suất khai thác hàng năm, các mỏ nằm trong quy hoạch của tỉnh từ khi DA triển khai thi công thì trữ lượng đã cạn, do khai thác nhiều năm trước đó.

Trong khi đó, các mỏ đất đắp đảm bảo yêu cầu theo tiêu chí của DA thì đang cấp cho nhiều DA khác, trữ lượng còn lại không nhiều nên nguồn cung thiếu trầm trọng, nhà thầu phải mua với giá cao mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

Mặt khác, nguồn đất đảm bảo tiêu chuẩn của DA thì không nhiều, khảo sát các mỏ cho thấy, nhiều nơi bề mặt chỉ lấy được từ 3-4m, còn lại đất sét bên dưới. Các loại đất đạt tiêu chuẩn đất san lấp k95 đã hiếm, k98 càng hiếm hơn.

“Hiện UBND tỉnh đã có giải pháp mở rộng, tăng công suất một số mỏ đất để đảm bảo nguồn cung cho cao tốc. Các sở, ngành đang trình duyệt thủ tục, dự kiến trong tháng 12/2021 sẽ hoàn thiện”, ông Quý cho biết.

Theo Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh, trách nhiệm tìm nguồn đất đắp nền để thi công thuộc nhà thầu (thông qua đấu thầu), đơn vị này chỉ làm công tác phối hợp nhằm tìm nguồn đất đảm bảo tiến độ DA. Trong khi đó, đất san lấp khi lập dự toán có giá khoảng 27,5 nghìn đồng/m3, hiện tại hơn 55 nghìn đồng/m3 gây khó khăn cho nhà thầu thi công. Cộng với ảnh hưởng dịch COVID-19, vật tư, phương tiện, con người không di chuyển được giữa vùng miền khiến công tác thi công khó khăn, nguy cơ chậm tiến độ các hạng mục công trình.

Mới đây, Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa phận tỉnh.

UBND tỉnh kiến nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất các bộ, ngành, sử dụng nguồn vốn dự phòng còn dư tại DA cao tốc để đầu tư nâng cấp từng bước, đảm bảo hoàn chỉnh 4 làn xe có dải phân cách, nhằm khai thác an toàn giảm nguy cơ đối đầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận những ý kiến đề xuất của tỉnh và đề nghị đơn vị thi công phải hoàn thành các hạng mục đúng tiến độ đã được phê duyệt, không để những vướng mắc ảnh hưởng chung đến tiến độ công trình và đặt chất lượng xây dựng tuyến cao tốc lên hàng đầu.

DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài xây dựng 98,35km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37,3km và đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 61km; được khởi công từ tháng 9/2019, tổng vốn đầu tư hơn 7.699 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ. Trong đó, vốn đầu tư xây lắp khoảng 5.586 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.

Theo Ban Quản lý DA đường Hồ Chí Minh, tổng khối lượng đất san lấp cần cho các gói thầu của DA cao tốc Cam Lộ - La Sơn là 7.190.964m3, trong đó khối lượng đất tận dụng từ đào đắp nền dùng điều phối giữa các gói thầu là 5.434.176m3, khối lượng đất vận chuyển từ các mỏ 1.776.954m3 và hiện đã mua với khối lượng 991.954m3, còn thiếu 785.000m3.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Tông vào xe tải bên đường, hai anh em gặp nạn
Tông vào xe tải bên đường, hai anh em gặp nạn

Sáng 25/2, lực lượng chức năng tỉnh đang tiến hành cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường cao tốc La Sơn –Túy Loan, thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Hương Phú (huyện Nam Đông) và xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc).

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.