Thứ Sáu, 23/08/2013 07:00

Thủ tướng Anh: “Brexit” đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia

Thủ tướng Anh David Cameron hôm 22/2 cảnh báo rằng, một cuộc bỏ phiếu để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang lại nguy cơ đối với kinh tế và an ninh quốc gia của nước này.

Sứ mệnh giữ nước Anh ở lại EU của Thủ tướng David CameronLãnh đạo Liên minh châu Âu đạt thỏa thuận “Brexit”Châu Âu và Anh đánh bài ngửa về BrexitVì sao người Anh một mực đòi rời khỏi EU?

Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: AP

Trong bối cảnh đồng bảng Anh giảm xuống thấp hơn so với đồng USD gần 7 năm trên thị trường tiền tệ, ông Cameron nói với các nhà lập pháp rằng, đã đến lúc phải “đối mặt đúng cách với những hậu quả kinh tế của sự lựa chọn rút khỏi EU”.

Mặt khác, theo những người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU, nước này vẫn có thể giao dịch với Liên minh châu Âu bên ngoài khối và kiểm soát lại luật pháp cũng như biên giới. Tuy nhiên, Thủ tướng Cameron khẳng định điều này sẽ chỉ là “ảo tưởng về chủ quyền”.

Ông Cameron cũng nhiều lần cảnh báo rằng, các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và ảnh hưởng của Nga ở Ukraine có nghĩa là việc ở lại liên minh 28 thành viên là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Thủ tướng Anh nhấn mạnh: “Đây không phải là thời gian để phương Tây chia rẽ”.

“Chúng ta là một đất nước tuyệt vời và với mọi sự lựa chọn mà chúng ta thực hiện, chúng ta vẫn sẽ tuyệt vời. Nhưng tôi tin rằng, đó là sự lựa chọn giữa việc là Anh thậm chí còn lớn hơn bên trong một EU cải cách hoặc là một bước nhảy vọt lớn nào đó”, ông Cameron nhận định.

Hầu hết các nhà phân tích mong đợi người Anh sẽ bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới, nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy công chúng đang bị chia rẽ và tuyên bố của Thị trưởng London Boris Johnson về việc ủng hộ chiến dịch vận động nước Anh “rút lui” đã làm tăng nguy cơ chia rẽ đó.

Trong phiên giao dịch đầu giờ chiều qua (22/2), đồng bảng Anh giảm xuống còn 1,4058 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Đồng bảng Anh cũng chịu áp lực so với đồng euro trong phần lớn phiên giao dịch.

Simon Smith, nhà kinh tế trưởng tại FxPro cảnh báo sự không chắc chắn trước cuộc trưng cầu dân ý này sẽ đem đến gánh nặng đối với tiền tệ. “Đồng bảng Anh sẽ không có một thời gian vui vẻ”, ông Simon Smith cho biết.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Independent)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.