Thứ Năm, 23/02/2017 10:58

Thủ tướng Anh gặp Tổng thống Pháp trao đổi về Brexit

Hai ngày trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp đón tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tại điện Élysées và trao đổi vấn đề Anh rời liên minh châu Âu (Brexit).

Tổng thống Trump nhắc lại lời kêu gọi Nga tái nhập G7Pháp triển khai biện pháp an ninh “chưa từng có” trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7Tổng thống Pháp đón Tổng thống Nga ngay trước thềm G7Pháp và Nga sẽ ký thoả thuận xích lại gần nhauTổng thống Nga sẽ thăm Pháp trước thềm hội nghị G7

Thủ tướng Anh gặp Tổng thống Pháp trao đổi về Brexit. Ảnh: France24

Cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh diễn ra chỉ hai ngày trước Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Pháp, và gần hai tháng trước thời điểm ấn định Anh sẽ rời EU. Phát biểu trong một cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Pháp nhấn mạnh: "Tôi muốn nói với nước Anh với tư cách là người bạn và đồng minh, rằng vận mệnh của nước Anh, cách mà nước Anh rời EU cũng như việc xác định quan hệ tương lai với EU sẽ do họ tự quyết định. Còn đối với EU, chúng tôi đang chủ động chuẩn bị cho mọi kịch bản, nhất là kịch bản Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận vào ngày 31/10 sắp tới. Đó không phải là lựa chọn của EU nhưng đó là trách nhiệm chung của chúng tôi đối với người dân, lãnh thổ và doanh nghiệp của chúng tôi".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tỏ ra thận trọng về tương lai Brexit nhưng cũng tuyên bố tin tưởng Anh và 27 quốc gia thành viên EU sẽ tìm được giải pháp trong vòng 30 ngày tới. Ông Macron cũng cho rằng, tương lai của nước Anh chỉ có thể tồn tại trong châu Âu. Tuyên bố của ông Macron thể hiện sự nhất quán trong quan điểm của EU đối với Anh khi trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự trong cuộc tiếp đón ông Boris Johnson hôm 21/8.

Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson tái khẳng định, nước Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10, bất kể là có đạt được thỏa thuận với EU hay không. Tuy nhiên, ông Boris Johnson cũng bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận phù hợp.

Cuộc gặp với Tổng thống Pháp là chặng thứ hai trong chuyến công du của tân Thủ tướng Anh tới các nước châu Âu tháo gỡ bế tắc cho thỏa thuận Brexit trước thời điểm Anh rời EU, đặc biệt là vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland thuộc EU thời kỳ hậu Brexit. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói khi EU kiên quyết không đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được với chính phủ Anh thời bà Theresa May.

Nếu như trong các cuộc gặp với cựu Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp luôn phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận giữa Anh và EU, thì dưới thời Thủ tướng Boris Johnson, ông Macron đã dần thừa nhận kịch bản Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận là dễ xảy ra nhất. Trong trường hợp này, theo Tổng thống Pháp, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nước Anh.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.