Thứ Ba, 04/03/2014 15:34

Thủ tướng Đức bảo vệ chính sách tị nạn 'mở cửa'

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục bảo vệ chính sách chào đón người tị nạn mà bà đưa ra, bác bỏ tuyên bố rằng các khoản chi tiêu chính phủ dùng cho đất nước đã bị ảnh hưởng bởi việc phân bổ tiền để giải quyết các vấn đề cho người tị nạn, tin từ PressTV hôm nay (4/9) cho hay.

Bà Merkel đang trả giá cho việc chào đón người tị nạn vào Đức?​Bà Merkel kêu gọi châu Âu tiếp nhận thêm người nhập cưThủ tướng Đức kêu gọi các công ty lớn tuyển dụng người tị nạnThủ tướng Đức cảnh báo nguy cơ “chủ nghĩa dân tộc” ở châu Âu

Một người tị nạn bật khóc khi đặt chân đế nhà ga chính ở Dortmund, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild am Sonntag của Đức ngày hôm qua, bà Merkel hứa sẽ hỗ trợ cho những người có nhu cầu cần trợ giúp nhân đạo khẩn cấp, nhất là hàng trăm ngàn người tị nạn, chủ yếu do chạy trốn khỏi các cuộc xung đột ở Trung Đông.

"Đó là điều chúng ta phải làm để tăng cao trách nhiệm nhân đạo và phải tiếp tục làm như vậy ... Chúng tôi không làm giảm lợi ích của bất cứ ai ở Đức do việc viện trợ cho những người tị nạn. Trên thực tế, chúng ta thực sự nhìn thấy sự cải thiện xã hội ở một số khu vực ", bà Merkel nói. "Chúng tôi không lấy đi thứ gì của người dân ở đây, chúng tôi vẫn đang đạt được các mục tiêu lớn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống ở Đức," Thủ tướng Đức cho biết thêm.

Bà Angela Merkel - người đang dự tính theo đuổi nhiệm kỳ thứ tư trên cương vị Thủ tướng Đúc trong cuộc bầu cử sang năm, gần đây đã phải chịu sức ép với chính sách "mở cửa" cho người tị nạn của mình.

Tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Merkel đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, chỉ còn 45% so với 67% của một năm trước đây, một phần được cho là do chính sách tị nạn của bà. Thực tế, một chuỗi các vụ tấn công do người tị nạn thực hiện có thể đã làm ảnh hưởng xấu đến dư luận ở Đức theo một mức độ nào.

Theo số liệu được ghi nhận, gần 1,1 triệu người tị nạn, hầu hết trong số đó chạy trốn chiến tranh và bạo lực ở Iraq và Syria, đã đến Đức vào năm 2015.

Năm ngoái, chính phủ Đức đã đưa 21.000 người tị nạn hồi hương và thêm 35.000 người khác trong 7 tháng đầu năm 2016, khá ít so với con số nhập cảnh cao bất thường vào nước này.

Biểu tình ủng hộ và phản đối người tị nạn tại nhiều thành phố ở Đức

Những người biểu tình tại Berlin đả kích thỏa thuận tị nạn của EU với Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/9/2016. Ảnh: AFP

Trong 2 ngày qua, Đức đã chứng kiến các cuộc biểu tình giữa bên ủng hộ và những người phản đối người tị nạn tại Berlin và Frankfurt.

Những người biểu tình tại Frankfurt kêu gọi các cơ quan chức năng phong tỏa biên giới Đức và thay đổi chính sách tị nạn, trong khi một cuộc biểu tình diễn ra theo hướng ngược lại, được tổ chức bởi những người ủng hộ người tị nạn, với cáo buộc nhóm cực hữu theo chủ nghĩa phát xít.

Tại thủ đô của Đức, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ người tị nạn tụ tập ở trung tâm của thành phố và phản đối thỏa thuận tị nạn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu mà theo họ, có thể mở đường cho việc trục xuất hàng loạt những người tị nạn.

Báo cáo cho biết, cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán gần 1.000 người tham dự cuộc biểu tình ở Berlin đòi chính phủ Đức phải làm nhiều hơn nưac cho những người tị nạn.

Một số người biểu tình đã bị bắt giữ vì cố gắng đột nhập vào Bộ Lao động Liên bang, phương tiện truyền thông đưa tin.

Dựa trên thỏa thuận, được ký kết với EU hồi tháng 3/2016 nhằm ngăn chặn dòng chảy người tị nạn thì những người tị nạn đến đất châu Âu qua biển Aegean có thể được gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tố Quyên (Lược dịch từ PressTV & Express)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM