Thứ Ba, 10/01/2017 10:06

Thủ tướng phân công soạn thảo 14 dự án luật, pháp lệnh

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 842/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Ngày 14/6, Quốc hội sẽ thông qua hai dự thảo LuậtPhân công chuẩn bị Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII

Thủ tướng Chính phủ phân công các bộ chủ trì soạn thảo 5 dự án Luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019: 1- Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; 2- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo; 3- Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; 4- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo; 5- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Thời hạn trình Chính phủ 4 dự án luật là tháng 7/2019, thời hạn trình dự án pháp lệnh là tháng 10/2019.

Thủ tướng Chính phủ cũng phân công các bộ chủ trì soạn thảo 9 dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020: 1- Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trình Chính phủ tháng 10/2019; 2- Luật Biên phòng Việt Nam do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ tháng 1/2020; 3- Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo Luật Thỏa thuận quốc tế, trình Chính phủ tháng 1/2020; 4- Luật Khám bệnh, chữa  bệnh (sửa đổi) do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ tháng 1/2020; 5- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trình Chính phủ tháng 2/2020; 6- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ tháng 2/2020; 7- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì soạn thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), trình Chính phủ tháng 2/2020; 8- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ tháng 6/2020; 9- Bộ Y tế chủ trì soạn thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), trình Chính phủ tháng 6/2020.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, coi việc hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được giao là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, cần khẩn trương thành lập Ban soạn thảo; tập trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh đến cơ quan thẩm định hoặc trình Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội không đúng thời hạn.

Trong quá trình soạn thảo, nếu phát sinh chính sách mới cần bổ sung vào dự án luật, pháp lệnh thì cần thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định kịp thời, đúng thời hạn và nâng cao chất lượng thẩm định. Đối với các dự án luật, pháp lệnh không đủ hồ sơ, nội dung các tài liệu không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trả lại hồ sơ hoặc thể hiện rõ trong báo cáo thẩm định quan điểm không đủ điều kiện trình Chính phủ.

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi và Dự án Luật Phòng thủ dân sự
Thảo luận Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Chiều 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng thủ dân sự. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì phiên thảo luận.

Năm 2022, A Lưới phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10,18
Năm 2022, A Lưới phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10,18%.

Sáng 20/10, UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch về việc phân công các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học, nhận giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% giai đoạn 2022 - 2025.

Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Công tác lập pháp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Trong đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Để có thêm thông tin cũng như đảm bảo tính hài hòa pháp luật trong quá trình hội nhập quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về các nội dung liên quan đến Luật Giao dịch của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi
Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

Ngày 14/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu; ĐBQH, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ đang hoạt động trên lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.