Thứ Hai, 06/03/2017 20:42

Thừa Thiên Huế: 2 đơn vị nhận Giải thưởng VIETNAM DIGITAL AWARDS 2019

Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VDA) 2019 vừa diễn ra chiều 6/9/2019 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức, đây là năm thứ 2 giải thưởng được tổ chức để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia.

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệpXây dựng chính quyền phục vụTiếp nhận và kịp thời xử lý tại hiện trườngKhánh thành Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh về môi trườngKhẳng định thế mạnh công nghệ

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhận thưởng cho Giải pháp số hóa tiếp nhận phản ánh kiến nghị tập trung/ theo dõi thông tin báo chí

Năm nay, giải thưởng được phát động từ tháng 3/2019. Trải qua 4 tháng tiếp nhận, Ban tổ chức đã nhận được 245 hồ sơ dự thi ở tất cả các thành phần theo cơ cấu giải thưởng.

Qua quá trình thẩm định sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn 50 đơn vị với các giải pháp xuất sắc nhất để trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2019 cho 4 Hạng mục: Sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ số; Hạng mục doanh nghiệp chuyển đổi số; Hạng mục chuyển đổi số cơ quan nhà nước; Hạng mục về thu hẹp khoảng cách số.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 đơn vị vinh dự được nhận Giải thưởng “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”-VIETNAM DIGITAL AWARDS 2019 là Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế (TTPVHCC)–trực thuộc VP UBND tỉnh và Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh–trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.  

Tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VDA) 2019

Trong đó, TTPVHCC với Giải pháp số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính mang lại lợi ích cả về phía cơ quan nhà nước và cả ở phía công dân, tổ chức như tạo lập kho dữ liệu hồ sơ điện tử phục vụ cho tất cả các ngành, các cấp quản lý, tra cứu, thống kê. Trong đó, việc tiết kiệm thời gian, giảm thiểu việc trễ hạn khi xử lý hồ sơ trên môi trường mạng.

Các trao đổi xử lý, xác minh hồ sơ, gia hạn hồ sơ,... đều thực hiện thông báo trực tuyến với người dân thông qua tổng đài tin nhắn. Ngoài ra sẽ hỗ trợ tích hợp, đồng bộ, chia sẻ hồ sơ điện tử với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các ngành như lý lịch tư pháp, hộ tịch, đất đai, tài nguyên, giấy phép lái xe, đăng ký kinh doanh, thuế,... nhằm tạo sự thuận tiện trong việc quản lý ngành, thuận tiện trong xử lý, thao tác hồ sơ của các cán bộ xử lý, thuận tiện trong liên thông giải quyết hồ sơ của nhiều cơ quan tham gia... Bên cạnh đó còn giúp công dân, tổ chức sở hữu kho dữ liệu hồ sơ giải quyết TTHC của mình khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước.

Các hồ sơ được cơ quan nhà nước cung cấp có ký số, tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch các thủ tục hành chính từ lần thứ 2 trở đi sẽ không phải xuất trình các hồ sơ đã nộp lần trước, cắt giảm giấy tờ, giảm chi phí phát sinh cho việc thực hiện TTHC. Qua đó tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Đối với Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với Giải pháp số hóa tiếp nhận phản ánh kiến nghị tập trung/ theo dõi thông tin báo chí đã mang lại hiệu quả trong việc nâng cao mức độ tương tác giữa người dân và cơ quan nhà nước.

Cụ thể, đối với Giải pháp tiếp nhận phản ánh kiến nghị tập trung cung cấp chức năng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, khách du lịch phản ánh toàn diện các hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đây là một kênh “cảm biến xã hội” thông qua việc tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân. Khi nhận thấy những vấn đề bất cập, người dân, doanh nghiệp và du khách có thể gửi phản ánh về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (HueIOC) kèm theo hình ảnh chụp hoặc quay clip thông qua nhiều hình thức khác nhau: Cổng thông tin tương tác (có địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn), trang facebook đô thị thông minh, zalo, thư điện tử, tổng đài… Đặc biệt, thông qua ứng dụng di dộng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (HUE-S) hỗ trợ cho cả phiên bản Android và IOS. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin, phân tích, phân loại chuyển đến các cơ quan chuyên môn liên quan xử lý. Quy trình xử lý được đảm bảo thực hiện và được giám sát tự động thông qua quy định của UBND tỉnh. Toàn bộ công tác xử lý phản ánh đều được công khai, qua đó người dân có thể giám sát, tương tác và đánh giá mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý phản ánh của từng cơ quan.

Đối với Giải pháp theo dõi thông tin báo chí được triển khai thông qua phần mềm thông minh, phần mềm sẽ tự động tổng hợp tất cả các bài viết thông tin liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế được thu thập từ 01 triệu trang báo điện tử, hơn 40 triệu tài khoản Facebook, hơn 150 nghìn Group hoặc Fanpage và toàn bộ các kênh Youtube. Hệ thống sẽ sử dụng thuật toán máy học, công nghệ xử lý dữ liệu lớn. Các bài báo, bài viết liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tự động thu thập, trên cơ sở đó, Trung tâm tiến hành phân tích, phân loại để chuyển về các cơ quan chuyên môn xử lý. Tùy vào nội dung cụ thể để phân phối thông tin theo hình thức xử lý hoặc tổng hợp theo dõi. Đồng thời Trung tâm có thể truyền thông/cảnh báo thông tin cho các cơ quan báo chí và toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

Bài, ảnh: LƯƠNG XUÂN TRÀ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022
Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022

Sáng 8/12, tại Lễ trao giải thưởng Make in Viet Nam năm 2022 trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, “Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)” vinh dự giành được Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022 ở Top 10 Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Xã hội số.

Hạ tầng cho đô thị thông minh
Hạ tầng cho đô thị thông minh

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính nên ngoài việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng và chỉnh trang đô thị, TP. Huế chú trọng đến việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), đô thị thông minh (ĐTTM) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ CBCNV trên địa bàn.

Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”
Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”

Chiều 18/11, Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) Bùi Hoàng Mình cho biết, sau một thời gian gián đoạn để nâng cấp, dịch vụ “Tra cứu thông tin quy hoạch” trên Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới với nhiều tiện ích phong phú, thiết thực phục vụ người dân.

Đến Huế trao đổi kinh nghiệm vận hành dịch vụ đô thị thông minh
Đến Huế trao đổi kinh nghiệm vận hành dịch vụ đô thị thông minh

Ngày 2/11, đoàn công tác của TP. Sơn La (tỉnh Sơn La) do ông Hà Trung Chiến, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Sơn La làm Trưởng đoàn đã đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) tại TP. Huế.

Gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào địa phương
Gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào địa phương

Các trưởng họ, trưởng tộc, người có uy tín trên địa bàn tỉnh luôn gương mẫu đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động con, cháu, cộng đồng dân cư tham gia phát triển kinh tế - xã hội; là cầu nối trong thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở; góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.