Thứ Ba, 25/10/2016 20:19

Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 toàn quốc mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày 25/4, theo kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 trên toàn quốc.

Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KTXH70% cử nhân công nghệ thông tin phải đào tạo lạiTập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản) đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin tại HuếHàn Quốc: Xuất khẩu công nghệ thông tin, sản phẩm hóa dầu sẽ tăngTập huấn hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đa cấp tác nghiệp

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước của tỉnh hướng đến xây dựng chính quyền điện tử

Mặc dù không giữ được vị trí thứ nhất như năm 2017, nhưng điểm số năm 2018 của tỉnh đạt cao hơn năm 2017 (0,857 điểm). Trong năm 2018, một số chỉ số khác tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nằm trong top dẫn đầu cả nước như: Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động xếp thứ 2 (0,897 điểm); chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) đứng thứ nhất (0,980 điểm); chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT và chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT đạt điểm tối đa (1,000 điểm) đồng hạng nhất cùng một số địa phương khác.

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng định mình là một địa phương đủ tầm và lực để trở thành một tỉnh phát triển mạnh về CNTT trong cả nước.

Hiện, tỉnh đang xây dựng các quy định về ứng dụng, phát triển CNTT tuân thủ các quy định của pháp luật về CNTT, phù hợp với thực tế tại địa phương, đảm bảo quản lý theo kịp sự phát triển; xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT; hoàn thiện hạ tầng CNTT tập trung của tỉnh, có khả năng dự phòng, đáp ứng các dịch vụ hạ tầng cơ bản, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây; hướng đến ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; tập trung phát triển CNTT; phát triển nguồn nhân lực CNTT, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới; tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực hợp tác quốc tế cho cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp CNTT; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo...

Tại bảng xếp hạng về tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng xếp ở vị trí đầu bảng, tiếp đó là Thừa Thiên Huế. Các tỉnh tiếp theo đứng trong top 10 gồm: Quảng Ninh, Bình Dương, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Thanh Hóa và Bình Định. 

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

Chiều 21/2, Sở GD&ĐT gặp mặt 80 học sinh trong đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2022-2023. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chúc mừng, động viên các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18 2
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18/2

Từ chiều 13/2, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tạm dừng hoạt động để lực lượng chức năng khám xét do đội ngũ lãnh đạo Trung tâm này bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Cụ thể là khi nhiều phương tiện đến đăng kiểm không đảm bảo an toàn giao thông nhưng vẫn được Trung tâm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.