Thứ Hai, 14/10/2019 14:00

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đón đầu thời cơ mở cửa thị trường du lịch quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM), Sở Công thương đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc sản theo chuỗi giá trị và hàng lưu niệm.

Thiếu sản phẩm đặc trưng - Kỳ 2: Cần chiến lược dài hơiThiếu sản phẩm đặc trưng - kì 1: Chưa có “đất diễn”Xây dựng thương hiệu cho hàng lưu niệm và đặc sảnPhát triển hàng lưu niệm và quà tặng Huế

Thông qua các hội chợ trong và ngoài nước, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc sản Huế có chỗ đứng trên thị trường

Chỉ sau 2 năm thành lập HTX Nông nghiệp xanh Narasa tại xã Hương Bình, TX. Hương Trà để sản xuất các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu và đông trùng hạ thảo - một trong những sản phẩm có giá trị cao và “kén khách”, song đến nay sản phẩm của HTX tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước và đang chuẩn bị các điều kiện để xuất khẩu. Từ diện tích đất trên 3.000m2, HTX đã sản xuất thành công các loại nấm ăn, như nấm sò, bào ngư và nấm dược liệu như linh chi, đông trùng hạ thảo... cung ứng ra thị trường các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và 2 thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện, mỗi tháng HTX tiêu thụ trên 10 tấn nấm.

Theo Giám đốc HTX, ông Lê Ngọc Tuân, ngoài sự tiếp sức từ nguồn vốn khuyến công để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, thông qua Trung tâm XTTM và các đơn vị trực thuộc Sở Công thương, sản phẩm của HTX được tham gia các hội chợ trong và ngoài nước; kết nối với các doanh nghiệp (DN) để trưng bày tại hệ thống siêu thị lớn như BigC, Co.opMart, hệ thống cửa hàng nông sản sạch khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các nhà thuốc.

Nhiều năm qua, Trung tâm XTTM đã kết nối, đưa nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), đặc sản, như tinh dầu tràm, mè xửng, nấm linh chi, tôm chua, mây tre đan, hoa giấy, đồng mỹ nghệ... đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua các hội chợ, hội thảo và diễn đàn kinh tế trong và ngoài nước. Từ đó, nhiều hợp đồng kinh tế lớn được ký kết, nhiều đơn hàng trực tiếp đến với các cơ sở sản xuất.   

Theo lãnh đạo Trung tâm XTTM tỉnh, với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động XTTM của tỉnh, góp phần hỗ trợ các DN, HTX, cơ sở sản xuất các sản phẩm nông sản, đặc sản, TCMN trong việc nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thời gian qua trung tâm triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và các đối tác.

Trong đó, tổ chức công tác quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm đặc sản ở mỗi địa phương, gồm sản phẩm nông sản, đặc sản, TCMN theo chuỗi giá trị; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao để trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ngoài ra, tập trung hỗ trợ các sản phẩm có khả năng thành hàng hóa, sản lượng ổn định, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho các sản phẩm của tỉnh chiếm lĩnh, khẳng định vị trí trên thị trường nội địa thông qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thực hiện mục tiêu kép, chuyển sang trạng thái bình thường mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, Trung tâm XTTM tỉnh triển khai hoạt động XTTM năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế, kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản, sản phẩm được chứng nhận OCOP, có chất lượng tốt, sản lượng ổn định, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Theo đó, đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, thủ công mỹ nghệ tỉnh; tổ chức các hoạt động hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm đặc sản tỉnh, tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế 2022 và chương trình cấp quốc gia về XTTM năm 2022. Ngoài ra, tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm và các đoàn giao dịch thương mại ở nước ngoài; tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trong nước; tham gia các chương trình, hội nghị kết nối giao thương sản phẩm nông sản, đặc sản, TCMN trong nước và tổ chức các hội nghị, chương trình kết nối giao thương sản phẩm nông sản, đặc sản, TCMN tại các địa phương trong tỉnh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương
Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

Nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia vào chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.