Chủ Nhật, 17/04/2016 21:25

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp gắn với tư vấn giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động là tất yếu khách quan nhằm phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực theo quy luật cung - cầu và giá cả sức lao động của thị trường; thu hút đầu tư; đẩy mạnh hợp tác lao động quốc tế trong xu thế hội nhập và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực nâng cao năng suất lao động xã hội, sức cạnh tranh và tạo nhiều công ăn việc làm; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Người lao động đi làm bảo hiểm thất nghiệp tăng đột biếnChính phủ đồng ý giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệpThôi bình ổn giá sữa cho trẻ em, giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Giải pháp tạo việc làm

Ở Việt Nam, chủ trương phát triển thị trường lao động từng bước được thể chế hoá bằng hệ thống các văn bản pháp luật, như: Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, luật giáo dục nghề nghiệp, Luật Đưa lao động VN đi làm việc ở nước ngoài, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), …các Nghị định, thông tư quy định về việc làm, xuất khẩu lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp,việc làm an toàn lao động… đã tạo hành lang pháp lý cho thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan.

Người lao động đến tìm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ và giới thiệu việc làm 

Tại Thừa Thiên Huế, mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 16.000 lao động. Song, hằng năm toàn tỉnh có gần 20.000 lao động bổ sung và có nhu cầu việc làm mới đã tạo áp lực không nhỏ cho công tác giải quyết việc làm. Trong khi đó, nền kinh tế tỉnh phát triển chưa đồng bộ, thị trường lao động không sôi động như các tỉnh thành phố khác; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện…nên giải pháp trọng tâm trong công tác việc làm là đẩy mạnh phát triển mở rộng số lượng, qui mô doanh nghiệp, kêu gọi các dự án đầu tư với nhiều ưu đãi trong đầu tư như cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện về đất đai, lao động, khuyến khích phát triển các mô hình khởi nghiệp, tự tạo việc làm,  đặc biệt  là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.

Với tiềm năng thế mạnh của tỉnh là dịch vụ du lịch, có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhiều cảnh quan đẹp và con người hiếu khách là cơ sở để phát triển và tiến hành liên kết vùng phát triển bền vững dịch vụ du lịch...;chú trọng tạo điều kiện phát triển các dự án tạo việc làm tại chỗ trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống để tạo việc làm cho lao động; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao, việc làm bền vững…; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thông tin thị trường lao động như tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường lao động; làm tốt công tác thông tin hướng nghiệp, định hướng việc làm, thông qua các hoạt động hỗ trợ thông tin thị trường lao động tại các trường THPT, cao đẳng, đại học.

Vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế

Từ tháng 3/2007, Trung tâm đã khai trương Sàn giao dịch việc làm của tỉnh tại 12 Phan Chu Trinh, Huế; tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng.

Mỗi năm Trung tâm tư vấn việc làm học nghề chính sách lao động cho trên 30.000 lượt người, trên 1000 lượt doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước trên 3500 lao động. 

Từ năm 2011, đơn vị tổ chức định kỳ 2 phiên GDVL vào ngày 5 và 20 hàng tháng; đặc biệt đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm mà website: vieclamhue.vn và vieclamhue.com.vn là địa chỉ thường trực dành cho người tìm việc, việc tìm người ở Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, các phiên giao dịch việc làm đã được tổ chức lưu động, kết nối thông tin tại các địa phương trong tỉnh, tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, gắn với các chủ đề việc làm dành cho thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp, việc làm dành cho lao động có nghề, việc làm dành cho lao động nông thôn.

Hoạt động sàn giao dịch việc làm đã tạo cho thị trường lao động tại Thừa Thiên Huế quen dần với mô hình tìm việc làm mới; mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng và người tìm việc; đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động; đặc biệt đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho người lao động.

Qua hoạt động đào tạo đã góp phần tạo nguồn cho công tác giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Bình quân mỗi năm Trung tâm đào tạo cho gần 800 lượt học sinh...

Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) áp dụng bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội, tác động trực tiếp, tích cực đến người lao động bị mất việc làm tham gia BHTN, đạt được mục tiêu chính là tư vấn việc làm, hỗ trợ học nghề giúp người lao động bị mất việc làm sớm trở lại thị trường lao động; giải quyết trợ cấp thất nghiệp góp phần bù đắp một phần thu nhập trong lúc khó khăn cho người lao động, bảo hiểm y tế và các vấn đề về an sinh xã hội. Chính sách BHTN  từng bước thực sự gắn kết với công tác đào tạo lại nghề, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động. Chính sách BHTN hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động duy trì việc làm cho lao động, ngăn ngừa tình trạng mất việc làm thực sự là một chính sách thiết thực và nhân văn.

Trong những năm qua, Trung tâm DVVL tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung mọi nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh, các đơn vị liên quan, triển khai đồng bộ các giải pháp đạt được hiệu quả cao nhất của mục tiêu chính sách mang tính nhân văn này.

Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế, Trung tâm Dịch vụ việc làm ngày sẽ là cầu nối cho sự phát triển của quan hệ lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo quy luật khách  quan. Về phía Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa luật pháp cơ chế chính sách và hướng dẫn thực hiện đảm bảo đồng bộ, từng bước thiết lập thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm đối với các đối tượng lao động yếu thế nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường.

Toàn tỉnh hiện có  2950 đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN với tổng số người tham gia BHTN là: 100.590 người. Từ 2010 - 2017 đã giải quyết BHTN cho 29.972 lao động với số tiền chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và đào tạo nghề là : 247,6 tỉ đồng. Tư vấn giới thiệu việc làm cho 17.660 người.

Th.s Nguyễn Duy Thông - Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội
Truyền thông các chính sách bảo hiểm xã hội

Nhân kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (16/02/1995- 16/02/2023), ngày 16/2, BHXH tỉnh tổ chức nhiều hoạt động truyền thông thiết thực góp phần tạo động lực, tiền đề thúc đẩy các hoạt động truyền thông chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn.

Thông tin chính sách tác động đến thị trường
Thông tin chính sách tác động đến thị trường

Trong khi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang rơi vào khó khăn thì có thông tin Bộ Tài chính đề xuất thực hiện “điều tiết cao đối với căn hộ chung cư có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, nhằm góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư”.

Đón cơ hội việc làm mới từ thị trường lao động
Đón cơ hội việc làm mới từ thị trường lao động

Đầu năm, thị trường lao động sôi động trở lại. Tâm thế của người lao động đang bắt nhịp đà khắc phục hậu dịch bệnh và tìm kiếm công việc phù hợp, ổn định để vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian qua.