Thứ Năm, 10/07/2014 21:29

Thưởng tết: Người vui, kẻ ngập ngừng

Không hẳn là so kè, nhưng chuyện thưởng tết hiện vẫn đang nằm trong mối quan tâm và cả chờ đợi của người lao động.

Theo thông tin đã được cập nhật bước đầu trên baothuathienhue.vn, mức thưởng tết thấp nhất hiện đang ở mức 300.000 đồng/người, thuộc về doanh nghiệp (DN) đứng trong khối FDI. Đây cũng là khu vực có chỉ số về tiền thưởng tết nhiều biến động, trong khi “đáy” của thưởng chỉ cao hơn thưởng tết năm ngoái 50.000 đồng/người thì “đỉnh” của nó đã tăng từ 40 triệu đồng/người lên 85 triệu đồng/người. Mức thưởng bình quân đã đảo chiều từ 2,4 triệu đồng/người lên 4,2 triệu đồng/người.

Nhìn ở mức bình quân chung ở khối doanh nghiệp có thể cho thấy sự nhích lên đáng kể, từ 4,25 triệu đồng/người trong năm 2016 đã tăng lên 5,8 triệu đồng/người ở tết 2017 và bình quân mức thấp nhất cũng có sự tịnh tiến từ 300.000 đồng/người lên 600.000 đồng/người.

Đặt trong tổng quan chung so với mức thưởng tết của các DN cả nước theo khảo sát 300 doanh nghiệp và 106.000 người lao động vào cuối năm 2016 của Công ty Tư vấn Đầu tư và Quản lý doanh nghiệp (MacConsult) thì thưởng tết ở Thừa Thiên Huế cũng không phải là thấp, cho dù chưa có thông tin về thưởng khủng đến hàng trăm triệu đồng cho một nhân viên. Mức thưởng cũng nằm trong dao động chung là có tăng nhưng không đáng kể và không đột biến so với 2016.

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là phần đánh giá của 76 DN ở Thừa Thiên Huế với gần 33.000 lao động báo cáo có thưởng tết, nghĩa là chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với 3.681 DN còn lại chưa có thông tin về thưởng và trên 59.000 lao động vẫn còn chờ đợi khoản thưởng tết ở nơi mà họ lao động.

Những con số này cho thấy, chưa thể có một đánh giá tổng quan về thưởng tết của các DN trên địa bàn tỉnh. Việc ngập ngừng, chưa công bố mức thưởng, tự nó cũng cho thấy hiệu quả của một năm hoạt động, với những tác động từ nhiều phía. Tất nhiên là cũng ngoại trừ những DN chưa muốn công bố để lắng nghe tình hình chung, từ đó có mức điều chỉnh phù hợp.

Trên thực tế, không chỉ ở khối DN mà người lao động nói chung đều đang chờ đợi khoản tiền thưởng tết mà họ được hưởng. Khác với cán bộ, công nhân viên ở khối hành chính, sự nghiệp về một sự tương đối ổn định, dựa trên cơ sở của việc tiết kiệm chi, người lao động – nhất là ở khu vực DN dân doanh, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại tương đối phập phù. 2016 cũng là năm hoạt động của các DN gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc làm bị cắt giảm; lương thỏa thuận có nơi còn thấp hơn lương tối thiểu và người lao động giữ việc để chờ đợi lúc tình hình khả quan hơn. Cũng có thể việc tìm một công việc cho thu nhập ổn định đã ngày một khó và vấp phải sự cạnh tranh khi nguồn lao động có nhu cầu tìm việc ngày một đầy.

Nguyễn An Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Yên tâm gắn bó với doanh nghiệp
Yên tâm gắn bó với doanh nghiệp

Duy trì việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập và phúc lợi... nhiều doanh nghiệp tạo niềm tin để công nhân lao động yên tâm gắn bó.

Thêm “cần câu” cho người lao động
Thêm “cần câu” cho người lao động

Được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Trợ vốn cho công nhân viên chức, lao động nghèo (Quỹ Trợ vốn) của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, nhiều gia đình đoàn viên công đoàn đã có thêm cần câu, tăng thêm thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.

Đón cơ hội việc làm mới từ thị trường lao động
Đón cơ hội việc làm mới từ thị trường lao động

Đầu năm, thị trường lao động sôi động trở lại. Tâm thế của người lao động đang bắt nhịp đà khắc phục hậu dịch bệnh và tìm kiếm công việc phù hợp, ổn định để vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời gian qua.