Thứ Sáu, 08/01/2016 08:01

Tiếp tục đề xuất miễn học phí cho học sinh Trung học cơ sở

Tại phiên họp của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng với Bộ Giáo dục và Đào tạo về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) ngày 6/7, các đại biểu đã đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật 2 nội dung mới.

Luật Giáo dục sửa đổi: Tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng giáo dụcNhững điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung

Tham dự phiên họp có các thành viên Ủy ban Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các cơ quan có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Tại phiên họp, các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật tập trung sửa đổi một số vấn đề cốt lõi bao gồm: hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, nhà giáo, loại hình nhà trường và đầu tư cho giáo dục, chính sách tài chính.

Trong quá trình soạn thảo, rà soát, Ban soạn thảo đã tổ chức đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng những quy định trong các văn bản dưới luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, thực hiện ổn định lên thành quy định của luật; giảm tối đa các văn bản hướng dẫn luật.

Đặc biệt, bổ sung vào dự thảo Luật nội dung: nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm; miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở trường công lập. Đại diện Ban soạn thảo cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, bổ sung đánh giá tác động đối với hai chính sách này và báo cáo, xin ý kiến Chính phủ.

Trước đó, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ban đầu, Bộ GD-ĐT đã đề xuất miễn học phí bậc THCS. Sau một thời gian tham khảo ý kiến từ các Bộ ngành, đề xuất này đã bị rút khỏi dự thảo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng Phan Thanh Bình phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, việc sửa đổi Luật Giáo dục (sửa đổi) cần đặt ra được một hướng phát triển mới và đảm bảo tuân thủ với Hiến Pháp và Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng dự thảo Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng Phan Thanh Bình mong muốn trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng, cùng bám sát tiến độ và các nội dung sửa đổi để hoàn thiện dự thảo Luật, góp phần nâng cao chất lượng công dân nước nhà trong tương lai.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và tại Hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Căn cứ Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/06/2018 của Quốc hội về kỳ họp thứ 5, Quốc khội khóa XIV; ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng, Ban soạn thảo đã tổng hợp những vấn đề lớn về dự án Luật, gồm: 17 vấn đề, trong đó tiếp thu 11 vấn đề, giải trình 05 vấn đề và xin ý kiến 01 vấn đề.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về Luật Giáo dục (sửa đổi), đại diện Ban soạn thảo- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ GD & ĐT Lê Thị Kim Dung cho rằng, về phạm vi sửa đổi và tên Luật, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục để thể chế hoá định hướng của Đảng về phát triển giáo dục; cụ thể hoá Hiến pháp 2013 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân và vai trò của giáo dục trong phát triển đất nước; đáp ứng yêu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục. Các đại biểu đề nghị đổi tên Luật thành Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát tổng thể Luật Giáo dục, nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng các ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội để sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, đổi tên Luật thành Luật Giáo dục (sửa đổi).

Theo đề cương, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ có bố cục gồm 10 Chương và 118 Điều. Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tập trung quy định theo nhóm vấn đề, không để tản mạn ở các điều, khoản tại các chương, mục khác nhau.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát toàn diện các điều, khoản của Luật Giáo dục hiện hành, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trên tinh thần kế thừa cấu trúc cơ bản của Luật Giáo dục hiện hành, tránh sự xáo trộn không cần thiết, trong đó chuyển một số điều khoản ở chương quy định chung xuống chương quy định cụ thể: Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 17; bổ sung một số điều và sắp xếp lại một số mục; nâng mục 2 quy định đầu tư cho giáo dục thành một chương riêng.

Cần đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Trước đó, góp ý về sửa đổi Luật Giáo dục GS.TS. Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD TTNNĐ của Quốc hội cho rằng, muốn sửa đổi Luật giáo dục cần xin ý kiến của Bộ chính trị về chủ trương, định hướng lớn và sửa đổi một số Nghị quyết liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý giáo dục và chương trình, sách giáo khoa trong toàn hệ thống, và phổ cập giáo dục.

Theo GS Hương, cần chuyển mô hình quản lý Nhà nước về giáo dục theo mô hình kiểm soát sang mô hình giám sát, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo. Giảm các đầu mối quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Giao cho Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Hiện Chính phủ và nhiều Bộ, Ngành cả đoàn thể quản lý các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có bộ máy tham mưu giỏi được đào tạo ở nước ngoài.

Các địa phương chăm lo cơ sở vật chất. Các cơ sở giáo dục, đào tạo phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hệ thống tiêu chí quốc gia.

Những khó khăn trong việc đổi mới giáo dục, GS Hương cho rằng, thiếu đồng thuận về đánh giá và quan điểm đổi mới giáo dục nhất là sửa đổi Luật giáo dục vướng một số Nghị quyết của Đảng ghi cụ thể về hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo.

Thiếu bộ máy tham mưu chiến lước và quản lý về giáo dục, đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo ít khi ngồi cùng nhau để thống nhất giải pháp.

Chưa thu hút được các chuyên gia giỏi, Việt Kiều, các nhà khoa học trẻ được đào tạo bài bản từ nước ngoài về nước tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông và các cấp học.

Đây là những trở ngại nếu không nhanh chóng đổi mới tư duy và hành động thì đất nước khó có được nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo công dân cạnh tranh, hội nhập toàn cầu.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xem xét các dự án luật phù hợp thực tiễn
Xem xét các dự án luật phù hợp thực tiễn

Sáng 2/11, tại buổi thảo tại tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các thành viên của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có những ý kiến thiết thực.

Ba nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Ba nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao”, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022.

Tuyển sinh Đại học 2023 Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơn
Tuyển sinh Đại học 2023: Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơn

Nhìn lại Kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non 2022, nhiều chuyên gia đánh giá, với nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật, nhất là thực hiện xét tuyển chung các phương thức đã mang đến những thuận lợi nhưng cũng tạo không ít khó khăn với các trường và thí sinh. Năm tới - 2023, bên cạnh việc sớm ban hành quy chế tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng đơn giản hóa, gọn nhẹ hơn.

Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế
Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế

Sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được sử dụng trong 3 năm qua. Những bất cập và hạn chế dần xuất hiện, buộc Giáo dục và Đào tạo phải nhìn nhận và đưa các giải pháp.