Thứ Hai, 29/10/2018 16:06

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và cùng phát triển

Sáng 29/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị “Bàn tròn chuyển đổi số - Hợp tác, phát triển kinh tế vùng từ chuyển đổi số”. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh- Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch Hội tin học TP. Hồ Chí Minh - Phí Anh Tuấn cùng hơn 30 tập đoàn, hãng công nghệ, doanh nghiệp (DN) công nghệ thông tin (CNTT).

Thay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốChia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi sốKiến trúc ứng dụng công nghệ cho ra đời các sản phẩm số hóaTạo động lực phát triển kinh tế-xã hội từ chuyển đổi sốHướng đến du lịch bền vững và chuyên nghiệpThừa Thiên Huế đứng thứ hai bảng xếp hạng ITC Index năm 2020Hình mẫu chuyển đổi số và điểm đến của những sự kiện công nghệ lớnKhai mạc Khu trải nghiệm, trưng bày giải pháp Chuyển đổi số

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, tỉnh tổ chức bàn tròn chuyển đổi số (CĐS) trong bối cảnh tỉnh đang tập trung xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, CNTT và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Thừa Thiên Huế đang tìm các chiến lược phát triển phù hợp mục tiêu phát triển xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm phát triển về lĩnh vực CNTT; xây dựng chiến lược về đổi khởi nghiệp mới sáng tạo, phát triển DN KHCN là một đột phá; tận dụng các thế mạnh, nền tảng đang có để phát triển về lĩnh vực kinh tế sáng tạo, kinh tế tuần hoàn gắn với đặc thù địa phương; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo với các nền tảng địa phương và kết nối với nguồn lực bên ngoài theo xu hướng hội nhập.

Hỗ trợ doanh nghiệp các ứng dụng chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển tỉnh - Cung Trọng Cường cho biết, từ năm 2020, tỉnh đã ban hành kế hoạch về triển khai chương trình CĐS tỉnh đến năm 2025 với mục tiêu tổng quát về CĐS là phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành. Các dịch vụ đô thị thông minh đã triển khai với mục tiêu “Lấy người dân làm trung tâm; DN làm động lực; Nhà nước kiến tạo”.

Ông Dương Tuấn Anh - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho biết, đến nay nhiều DN đã thực hiện CĐS và mang lại hiệu suất cao trong quản trị, điều hành sản xuất, tiết giảm chi phí, nguồn nhân công, xúc tiến đầu tư, giao thương… Tuy nhiên, khoảng 1/3 trong tổng số gần 5.500 DN của tỉnh vẫn còn mơ hồ về khái niệm “CĐS”. Số DN này đang đối diện với rào cản: thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng CNTT để chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số (15,7%)…

 “Với đại đa số là DN nhỏ và vừa nên rất cần sự hỗ trợ về thông tin, đào tạo và đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính để CĐS kịp thời, tránh lãng phí. Khuyến nghị các DN cần tìm hiểu trước về việc CĐS phù hợp với đặc thù của DN mình. Chính quyền tỉnh cần tổ chức hội thảo để giúp các DN hiểu rõ hơn cần phải làm gì khi CĐS và dẫn cho DN làm sao ứng dụng một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất. Đồng thời, giới thiệu cho các DN nhỏ và vừa ứng dụng CĐS, các gói hỗ trợ uy tín, các đối tác về ứng dụng CĐS”- ông Dương Tuấn Anh nói.

Chia sẻ về xây dựng đô thị thông minh, CĐS của TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh - Phí Anh Tuấn cho biết, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các DN số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số. TP. Hồ Chí Minh tập trung đào tạo về CĐS trong cơ quan nhà nước và trong DN; tuyên truyền, tăng cường sự tham gia của người dân, DN; phát triển hạ tầng viên thông - CNTT, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng IoT; xây dựng, hoàn thiện phần mềm ứng dụng, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu…

Biến thách thức thành cơ hội

Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Lenovo Việt Nam tặng 3 thiết bị công nghệ đến Sở GD-ĐT hỗ trợ cho các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn

Sau khi nghe các DN trao đổi, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, Thừa Thiên Huế xác định "CĐS là cơ hội và thách thức", đó cũng là chủ đề của tuần CĐS lần này. Thành công của chương trình đối thoại hôm nay là tìm giải pháp để hỗ trợ DN CĐS và cùng phát triển. Tỉnh sẽ chọn 100 DN tổ chức các chương trình giới thiệu, đào tạo, huấn luyện về CĐS, giúp cho DN có những ứng dựng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ngay sau hội nghị, các đơn vị cần bắt tay vào việc ngay, cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, DN phải đáp ứng được hai yếu tố là con người và dữ liệu. Tỉnh sẽ tập trung phát triển các nền tảng cơ bản xây dựng chính quyền điện tử theo kiến trúc chính quyền điện tử, tăng cường kết nối giữa các ứng dụng phục vụ người dân và DN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, DN.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ thuật số, tăng cường tương tác với người dân, DN. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và DN, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ công ích, khuyến khích các DN giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số… Thu hút nguồn lực CNTT; tăng cường mối quan hệ hợp tác với các DN, các trường, viện trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.

Bài, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.