Thứ Hai, 16/12/2013 06:15

Tìm thấy virus bại liệt trong nước thải, Ấn Độ gấp rút tiêm phòng cho 300.000 trẻ em

Theo tin từ Reuters, một chủng của căn bệnh bại liệt rất dễ lây lan đã được phát hiện trong nước thải ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ.

Trẻ được cho uống vaccine phòng bại liệt. Ảnh: Reuters

Ấn Độ có kế hoạch khẩn trương tiêm phòng cho khoảng 300.000 trẻ em chống lại virus bại liệt, sau khi một chủng của căn bệnh rất dễ lây lan này được phát hiện trong nước thải ở thành phố Hyderabad, Bộ Y Tế Ấn Độ ngày hôm qua (15/6) cho biết.

Ấn Độ đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận xóa sổ thành công bệnh bại liệt hồi tháng 3/2014 sau một nỗ lực tiêu tốn hàng triệu USD dài suốt gần 2 thập kỷ, và được ca ngợi là một trong những thành tựu y tế công cộng lớn nhất của đất nước trong thời gian gần đây.

Một tuyên bố của Bộ y tế xác nhận rằng, một chủng virus bại liệt đã được tìm thấy trong một mẫu nước thải lấy gần ga đường sắt Secunderabad của Hyderabad, nhưng nói rằng không có trẻ em nào trong khu vực phát hiện bị ảnh hưởng.

"Ấn Độ vẫn tiếp tục là nước không có bại liệt do quốc gia này đã tận diệt được virus bại liệt hoang dã, và ca nhiễm bệnh cuối cùng là vào ngày 13/1/2011. Điều đó có nghĩa là đã hơn 5 năm qua không có virus bại liệt hoang dã nào được phát hiện", Bộ Y tế cho biết.

Theo tin từ Reuters, một cuộc khảo sát gần đây trong khu vực cho thấy, 94% trẻ em đã nhận được ít nhất 3 liều vaccine bại liệt theo đường uống và do đó, nguy cơ truyền bệnh khó có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, "như một biện pháp phòng ngừa", một nỗ lực tiêm chủng đặc biệt sẽ được tổ chức từ ngày 20/6 tới, tại các huyện có nguy cơ cao của thành phố Hyderabad và Rangareddy, nhắm mục tiêu vào khoảng 300.000 trẻ em trong độ tuổi từ 6 tuần đến 3 năm tuổi.

Bộ Y Tế cho biết, các trạm tiêm chủng sẽ được thiết lập, và các bậc phụ huynh được khuyến khích đưa con mình đi tiêm vaccine bại liệt bất hoạt (IPV) – loại chủng ngừa sẽ cung cấp hệ bảo vệ bổ sung chống lại tất cả các loại bệnh bại liệt.

Tính đến nay, Afghanistan và Pakistan là những nước duy nhất còn lại trên thế giới mà loại virus này vẫn còn lưu hành.

Chủng virus bại liệt tấn công vào hệ thần kinh và có thể gây tê liệt không thể đảo ngược trong vòng vài giờ. Nó thường lây lan ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém, và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Ấn Độ - nơi có hơn 50.000 trẻ em đã từng đau đớn vì virus này mỗi năm - được coi là một trong những nơi khó khăn nhất trên thế giới để diệt trừ bệnh bại liệt.

Hàng triệu nhân viên y tế đã tham gia vào nỗ lực chủng ngừa cho trẻ của Ấn Độ, nhắm mục tiêu các gia đình nhập cư tại các trạm xe buýt, trên xe lửa và tại các lễ hội.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.