Thứ Tư, 08/07/2015 14:15

Tín hiệu tích cực cho đàm phán liên Triều ngày càng rõ nét

Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu phiên liên lạc đầu tiên qua đường dây nóng và thảo luận thành phần phái đoàn tham gia đàm phán.

Hàn Quốc hy vọng đàm phán liên Triều sẽ cải thiện quan hệ hai miềnHàn Quốc – Triều Tiên xác nhận tham gia hội đàm cấp caoHàn Quốc hoan nghênh đề nghị của Triều Tiên dự Thế vận hội Pyeongchang

Ngày 7/1, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiếp tục bàn thảo về những nội dung chi tiết cho cuộc đối thoại cấp cao về việc Triều Tiên có thể cử phái đoàn tới tham dự tham dự Olympic mùa Đông 2018 được tổ chức tại Hàn Quốc từ ngày 9-25/2. Cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra ngày mai, 9/1 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) nằm trên biên giới giữa hai nước.

Làng đình chiến Bàn Môn Điếm- nơi dự kiến sẽ diễn ra các cuộc đối thoại liên Triều. Ảnh: Reuters

Một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, hai bên đã bắt đầu phiên liên lạc đầu tiên qua đường dây nóng từ ngày 6/1 và thảo luận thành phần phái đoàn tham gia đàm phán thông qua việc trao đổi văn bản.

Hàn Quốc đã đề xuất cử một phái đoàn gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon dẫn đầu, trong đó có hai Thứ trưởng của Bộ Thống nhất và Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.

Liên quan đến cuộc gặp sắp tới của hai bên, ông Baik Tae Hyun, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: “Phía Triều Tiên đã chấp nhận lời đề nghị thảo luận với Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm vào ngày 9/1. Liên quan đến chương trình nghị sự, cả hai sẽ thảo luận về Olympic mùa Đông Pyeongchang và cách để cải thiện quan hệ hai miền Triều Tiên".

Trong khi đó, các quan chức Nhà Xanh cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng ngày đã được thông báo về công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán liên Triều vào tuần tới.

Một quan chức nhận định cuộc đối thoại liên Triều là sự khởi đầu cho việc thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng như giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Bình Nhưỡng.

Về phía Triều Tiên, hôm qua, nước này đã gửi danh sách phái đoàn dự kiến tham gia cuộc đàm phán liên Triều cấp cao hiếm hoi tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều vào ngày 9/1.

Phái đoàn của Triều Tiên sẽ do ông Ri Son-Gwon, người phụ trách cơ quan giải quyết các vấn đề liên Triều dẫn đầu. Trong số 4 quan chức khác đi cùng ông Ri Son-Gwon có một quan chức phụ trách thể thao của Triều Tiên.

Như vậy, nếu cuộc gặp ngày 9/1 diễn ra theo như dự kiến thì đây là cuộc gặp cấp cao lần đầu tiên giữa hai bên sau 2 năm.

Điều này làm dấy lên hy vọng giảm bớt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sau một năm 2017 leo thang đến đỉnh điểm do chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên.

Ý tưởng về sự xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thông điệp năm mới đưa ra ngày 1/1 vừa qua đã để ngỏ khả năng cử một phái đoàn tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang, diễn ra từ ngày 9/2 đến ngày 25/2 tới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hoan nghênh tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời nêu rõ Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại "bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và dưới bất kỳ hình thức nào".  

Hàn Quốc hy vọng việc Triều Tiên tham gia Olympic mùa Đông PyeongChang sẽ giúp giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, từ đó mở đường cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như các cuộc đối thoại sâu rộng hơn giữa Mỹ và Triều Tiên.

Các nỗ lực hòa giải giữa 2 miền Triều Tiên cũng nhận được sự ủng hộ của Mỹ, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí lùi thời điểm tập trận chung Mỹ - Hàn theo đề nghị của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng thời bày tỏ hy vọng đàm phán liên Triều sẽ đạt kết quả./. 

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thâu đêm cứu lúa
Thâu đêm cứu lúa

Lực lượng cán bộ thuỷ lợi canh trực, cùng tất cả các trạm bơm điện, bơm dầu vận hành thâu đêm để cứu lúa đông xuân.

Tích cực đấu úng cứu lúa
Tích cực đấu úng cứu lúa

Tính đến ngày 30/1, trên địa bàn tỉnh còn hơn 2.100 ha lúa đông xuân bị ngập úng, nhiều vùng nguy cơ thiệt hại rất cao. Các địa phương, hợp tác xã (HTX) đang tích cực đấu úng, thoát nước nhanh cứu lúa.

Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế
Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế

Trước đây, tôi thấy nghiên cứu di sản văn hóa Huế nếu không đưa được kết quả nghiên cứu di sản vào du lịch thì di sản đó chỉ còn lưu lại trong sách vở, chứ hoàn toàn vắng bóng trong đời sống văn hóa của xã hội. May sao, những di sản văn hóa Huế được công nhận đều được ngành du lịch vận dụng phục vụ khách du lịch. Đến năm 2025, tin tưởng thành phố Huế sẽ được Trung ương công nhận là thành phố văn hóa di sản trực thuộc Trung ương. Trong quá trình chuẩn bị thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất hiện nhiều hoạt động phát triển di sản văn hóa Huế rất tích cực.

Kéo gần khoảng cách tiếp cận dịch vụ tài chính
Kéo gần khoảng cách tiếp cận dịch vụ tài chính

Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt hướng lợi ích đến các đối tượng có năng lực tài chính trung bình thấp và dễ bị tổn thương là chia sẻ của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế với Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần.