Chủ Nhật, 24/07/2016 22:30

Tỉnh táo trước những phát ngôn, bài viết xuyên tạc

Đảng ta đang đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ. Một trong những biểu hiện là: xuyên tạc lịch sử, hạ thấp và phủ nhận thành quả cách mạng. Do vậy, mọi người cần tỉnh táo trước những phát ngôn, bài viết xuyên tạc không đúng với lịch sử một cách trắng trợn.

Hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Anh bạn trước đây cùng cơ quan và một người bạn đang ở thành phố khác đến nhà tôi chơi. Qua giới thiệu, được biết người bạn của bạn tôi cũng là một viên chức nghỉ hưu trước tuổi đã nhiều năm nay.

Chúng tôi lan man về văn thơ, về cuộc sống, rồi chuyển sang bàn “thế sự” tự lúc nào. Bỗng ông bạn mới biết nói có vẻ bâng quơ: “Giá như ông Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) bắt tay ông Diệm (Ngô Đình Diệm) thì đã sớm kết thúc được chiến tranh”.

Tôi ngạc nhiên trước lời nói đó. Nói thế cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta không có thiện chí trong việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về đình chiến ở Việt Nam? Anh ta không rõ lịch sử, hay cố tình hiểu sai lịch sử?

Ai cũng rõ, sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ, nước ta chia làm hai miền. Vĩ tuyến 17 đi qua sông Bến Hải (Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời. Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn, lập chính quyền thân Mỹ. Theo Hiệp định, thì sau hai năm, tức năm 1956, hai miền hiệp thương tổng tuyển cử. Nhưng Mỹ - Diệm đã vi phạm Hiệp định, không những không thi hành mà còn đàn áp dã man những người yêu nước.

Mỹ còn tuyên bố “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, còn Ngô Đình Diệm thì hô hào “lấp sông Bến Hải”, thực thi chính sách “chống cộng” đến cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta nhiều lần đấu tranh với chế độ Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ- ne-vơ nhưng không được chấp nhận.

Tình cờ trên mạng internet, tôi có thấy bài của một người mà tôi biết. Sau giải phóng năm 1975, ông là cán bộ Đoàn cấp tỉnh. Nhiều năm gần đây, ông “nổi tiếng” với những “phản biện” lạ. Một trong những nội dung của bài viết là ông phê phán Đảng ta thích sử dụng bạo lực vũ trang trong đấu tranh cách mạng, nói trắng ra là “hiếu chiến”. Tôi rất ngạc nhiên khi ông viết như vậy. Có thật vậy không? Ai không rõ, chứ ông nhất định phải biết rất rõ sự nghiệp cách mạng của Đảng.

15 năm sau khi thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Chớp thời cơ, cuộc cách mạng “long trời lở đất” ấy hầu như không đổ máu. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 thì ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn ở Nam Bộ. Để cứu vãn hòa bình, Chính phủ ta đã ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ở Đà Lạt. Tiếp đó là Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Pháp) không thành. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Tạm ước 14/9/1946 với Pháp. Nhưng thực dân Pháp, như Bác Hồ trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ngày 19/12/1946 đã nói: “Ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”, với âm mưu cướp nước ta một lần nữa; buộc chúng ta phải kháng chiến chống Pháp.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Mỹ lập chính quyền thân Mỹ ở miền Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Khi không thể thắng ở miền Nam, từ đầu năm 1965, Mỹ đã ồ ạt đưa quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Chúng tuyên bố ném bom hủy diệt đưa miền Bắc trở về thời kỳ “đồ đá”. Máy bay B.52 đã ném bom cả thủ đô Hà Nội. Mỹ chỉ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 khi đã thua trong trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta còn phải cầm súng chống lại kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Quả là tôi rất ngạc nhiên khi ông ta phê phán Đảng ta về sử dụng bạo lực cách mạng trong giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta trước những nguy cơ xảy ra chiến tranh với kẻ thù đã hết sức nhân nhượng, hòa hoãn, để có cuộc sống hòa bình cho Nhân dân, nhưng đều không thể. Nói như lời một câu hát: “Dù rằng đời ta thích hoa hồng. Kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Không ai muốn chiến tranh, nhưng kẻ địch dùng vũ lực bắn giết ta, nếu không đánh lại, thì chỉ có mất nước, can tâm làm nô lệ. Chân lý rõ ràng như vậy mà có người cứ không muốn hiểu!

Thời gian qua, lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, một số người nói và có những bài viết đòi xét lại quan điểm bạo lực cách mạng của Đảng ta. Mục đích của họ là đánh đồng chiến tranh xâm lược với chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta lãnh đạo. Điều đáng buồn và ngạc nhiên là trong số đó có cả người từng là cán bộ cấp cao, được Nhà nước ta đào tạo và có những thành tích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo và kiên quyết phản biện lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử.

Minh Khiêm

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu
Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu

Có thể nói, để đối phó với đại dịch, nhiều biện pháp hạn chế đi lại và đặc biệt là các hạn chế kéo dài đã gây ra những tổn thất lớn cho cuộc sống, mang lại nhiều sự mệt mỏi, tù túng, cũng như tác động đến sinh kế và nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc nhiều quốc gia hướng đến xem xét COVID-19 như bệnh đặc hữu, trong đó tất cả các giới hạn về giờ giấc của các hoạt động kinh doanh và giới hạn 50% công suất cho các sự kiện xã hội đều được xóa bỏ đã được nhiều người hoan nghênh và vui mừng.