Thứ Sáu, 07/11/2014 14:42

Toàn cầu hoá bao trùm cuộc họp của lãnh đạo kinh tế châu Á

Các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu châu Á nhận định, toàn cầu hóa là giải pháp cho nhiều vấn đề của thế giới, đó là nội dung trong một cuộc tranh luận do hãng tin CNBC tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở thành phố Yokohama, Nhật Bản.

Nhật Bản hỗ trợ 40 triệu USD thúc đẩy công nghệ cao châu Á

Các nhà lãnh đạo bắt tay sau cuộc tranh luận do CNBC tổ chức bên lề hội nghị của ADB ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: CNBC

Theo hãng tin CNBC ngày 6/5, chủ nghĩa bảo hộ có thể đang phổ biến trong một số chính trị gia phương Tây, nhưng nhiều nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu châu Á khẳng định, họ không lo lắng. Các quan chức này cho rằng, thương mại sẽ cởi mở và tự do hơn.

Tại hội nghị của ADB trong tuần này ở Nhật Bản, Thống đốc các ngân hàng trung ương và Bộ trưởng Tài chính đến từ khắp khu vực phản bác lại ý kiến cho rằng, thương mại quốc tế đang phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn. 

Ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho hay: "Tôi tin rằng, 1 hiệp định thương mại riêng lẻ có thể không thành công do 1 quốc gia rút lui, nhưng thương mại vẫn sẽ tiến lên phía trước. Thương mại sẽ tìm cách và phương tiện, bằng những sắp xếp đa phương, các thỏa thuận đa phương, hoặc các thỏa thuận song phương để phát triển. Tôi nghĩ rằng, không có bất kỳ sức mạnh nào trên thế giới ngày nay có thể cản trở thương mại".

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Mohammad Ishaq Dar nhấn mạnh, ngay cả khi xuất hiện vấn đề đối với thương mại toàn cầu, chúng cần được giải quyết bởi các tổ chức đa phương và toàn cầu, chứ không phải là chính quyền của một quốc gia nào đó tuyên bố đúng hay sai.

Nhiều sự kiện trong hội nghị của ADB cũng cho thấy sự ủng hộ đối với toàn cầu hóa là rõ ràng, khi phương pháp "tích hợp" đa quốc gia và "ngôi làng toàn cầu" là những cụm từ phổ biến được nêu lên trong các sự kiện tập trung vào vấn đề có phạm vi rộng lớn.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC & WN)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.