Thứ Bảy, 25/05/2019 13:30

Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn

Qua 10 năm triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB), đến nay toàn tỉnh có 219 sản phẩm được bình chọn cấp tỉnh, 33 sản phẩm cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên và 7 sản phẩm vinh dự được Bộ Công thương công nhận sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia, góp phần tôn vinh sản phẩm CNNT, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường.

Tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp nông thônThừa Thiên Huế: 7 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia

Dây chuyền đóng nhãn chai rượu vang Bạch Mã do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ một phần kinh phí

Là một trong 45 sản phẩm vừa được bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh năm 2021, sản phẩm rượu vang Bạch Mã của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Lộc Mai, xã Lộc Trì (Phú Lộc) có cơ hội mở rộng thị trường thông qua công tác quảng bá, xúc tiến thương mại của Sở Công thương. Đồng thời, được hỗ trợ thiết bị hiện đại nâng cao năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Theo Giám đốc công ty, ông Mai Quốc Bảo, sau nhiều lần có sản phẩm được bình chọn sản phẩm CNNTTB, doanh nghiệp (DN) được thụ hưởng vốn khuyến công để đầu tư máy móc, phát triển thương hiệu. Năm 2020, sau khi lập đề án xin hỗ trợ vốn khuyến công đầu tư dây chuyền đóng nhãn chai cho sản phẩm rượu vang, Sở Công thương đã phê duyệt đề án hỗ trợ máy đóng nhãn chai rượu vang với mức hỗ trợ 200 triệu đồng, tổng kinh phí đầu tư của DN là 466 triệu đồng. Hiện, công suất đóng nhãn đạt trên 500 chai/giờ, tăng gấp 3 lần so với đóng thủ công, giúp DN phát triển số lượng, mở rộng thị trường. Sản phẩm được thị trường đón nhận và tiêu thụ số lượng lớn, DN tự tin đăng ký bình chọn sản phẩm CNNTTB các cấp và tham gia các hội thi trong và ngoài tỉnh.

Tháng 2/2021, sau khi Sở Công thương phát động bình chọn sản phẩm CNNTTB, có 153 sản phẩm của các cơ sở đăng ký tham gia bình chọn cấp huyện, thị xã; kết quả có 100 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNTTB. Số lượng sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn cấp tỉnh gồm 65 sản phẩm, bao gồm nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm; thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí...

Qua công tác bình chọn của Hội đồng bình chọn sản phẩm CNNTTB tỉnh gồm các thành viên là đại diện các sở, ngành, như: Tài chính, Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội DN, Câu lạc bộ Nghệ nhân Huế..., đầu tháng 11/2021, hội đồng đã tổng kết công tác bình chọn và công bố 45 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh năm 2021. Kết quả đề cử sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022, hội đồng bình chọn đã tiến hành lựa chọn và trình UBND tỉnh phê duyệt 25 sản phẩm.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Lương Bảy, các sản phẩm sau khi được bình chọn đã được các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ… hỗ trợ phát triển mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hỗ trợ xúc tiến thương mại để phát triển thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm hiện là sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP được thị trường đón nhận, như YesHue, tinh dầu Kim Vui, gạo chất lượng cao Phú Hồ, đàn Tân Châu, hương sạch Tân Nguyên, mây tre đan Bao La…

Với mục tiêu phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chất lượng, giá trị sử dụng, những năm qua, hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNTTB được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao. Số lượng sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn ngày một tăng, chất lượng ngày càng nâng cao.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương, để các sản phẩm CNNTTB của tỉnh ngày càng đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng, có giá trị gia tăng cao để khẳng định uy tín trên thị trường, các sở, ban ngành tiếp tục hỗ trợ các DN kinh phí trình diễn mô hình, đầu tư máy móc, nâng cấp thiết bị; tập trung nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư hướng vào việc hỗ trợ DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh bền vững. Mặt khác, các DN, cơ sở phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở cung cấp nguyên liệu đầu vào - DN sản xuất - nhà phân phối nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng nông thôn
Điểm sáng nông thôn

Từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã thật sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức hội viên nông dân (HVND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) trong bảo vệ môi trường, xây dựng đường làng, ngõ xóm “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Đẹp, an toàn trên địa bàn nông thôn
Đẹp, an toàn trên địa bàn nông thôn

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp hội nông dân trên địa bàn. Qua đó, đã góp phần cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều nét đẹp trong đời sống được phát huy...

Nông thôn diện mạo mới
Nông thôn diện mạo mới

Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân từng bước đi vào ổn định và chuyển biến tích cực. Ước đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 71,3%.