Thứ Hai, 25/11/2013 06:16

Tổng Thư ký LHQ: Nhu cầu nhân đạo toàn cầu tăng gấp 12 lần 15 năm trước

Nhu cầu viện trợ nhân đạo toàn cầu hiện nay lên tới 245 tỷ USD/năm, tăng gấp 12 lần so với 15 năm trước đây, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trong phiên họp hôm qua (24/5) cho biết.

Đặc phái viên UNESCO: Thế giới cần hợp tác giải quyết khủng hoảng nhân đạoHội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên ở Istanbul

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới ở Istanbul. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại phiên họp toàn thể cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới ở Istanbul, Tổng Thư ký Ban nói rằng, thiên tai - cả nhân tạo và tự nhiên, khiến 130 triệu người trên toàn cầu hiện nay cần đến viện trợ nhân đạo, với kinh phí hàng năm khoảng 245 tỷ USD, tăng 12 lần so với 15 năm trước đây; tuy nhiên con số này vẫn chỉ chiếm 1% chi tiêu quân sự toàn cầu. Thông qua Hội nghị, ông Ban kêu gọi tất cả các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân và trong khu vực tiêp tục hỗ trợ LHQ trong việc đạt được kết quả lâu dài.

Thế giới Hội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới vừa diễn ra lần đầu tiên từ ngày 23/5 - 24/5 tại Istanbul. Tổng Thư ký LHQ khởi xướng hội nghị này như một lời kêu gọi để giải quyết hậu quả của các thảm họa chính trị và kinh tế. Các nhà lãnh đạo thế giới đã tổ chức cuộc họp và thảo luận các biện pháp để ngăn chặn và giảm thiểu khổ đau của con người.

Mặc dù có đại diện của 177 quốc gia, trong đó có 65 nhà lãnh đạo chính phủ, tham gia hội nghị lần này, nhưng Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng bày tỏ sự thất vọng khi Thủ tướng Đức Angela Merkel là nhà lãnh đạo G7 duy nhất tham dự.

"Có một chút thất vọng khi một số nhà lãnh đạo thế giới không thể có mặt ở đây, đặc biệt là những quan chức từ các nước G7", Tổng Thư ký Ban nói trong cuộc họp báo vào cuối hội nghị ngày hôm qua.

Hội nghị thượng đỉnh này là nỗ lực đi đầu để kiểm soát dòng chảy những người di cư từ Syria và các nơi khác đến châu Âu, khiến lục địa này đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Tổng thống Erdogan nói rằng ông "rất buồn" khi các nhà lãnh đạo của Canada, Nhật Bản, Anh, Ý, Hoa Kỳ và Pháp đã không xuất hiện trong sự kiện kéo dài 2 ngày qua tại Istanbul.

Đặc biệt, Nga - một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, quốc gia có thể phủ quyết nghị quyết - cũng phái đoàn cấp cao nào tham dự Hội nghị. Theo lời Tổng Thư ký Ban, sự chia rẽ giữa các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã cản trở các nỗ lực nhằm chấm dứt chiến tranh và thúc đẩy hòa bình, cũng như các vấn đề nhân đạo.

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik & Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ vẫn cam kết sẽ đối thoại với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa
Mỹ vẫn cam kết sẽ đối thoại với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa

Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk mới đây thông tin, Mỹ vẫn cam kết mạnh mẽ đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua ngoại giao và đối thoại, đồng thời nước này cũng đang hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.

Bà Kamala Harris thực hiện chuyến công du đầu tiên với tư cách Phó Tổng thống Mỹ
Bà Kamala Harris thực hiện chuyến công du đầu tiên với tư cách Phó Tổng thống Mỹ

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là phó tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris đang tìm cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ ngoại giao với Guatemala và Mexico, hai quốc gia Mỹ Latinh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden để ngăn chặn làn sóng di cư gia tăng ở biên giới Mỹ.