Thứ Bảy, 08/02/2020 21:36

Trao đổi kinh nghiệm về triển khai xây dựng chính quyền điện tử

Chiều 8/8, Đoàn công tác của UBND tỉnh Khánh Hòa có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để học tập, trao đổi kinh nghiệm về triển khai xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đối số (CĐS).

Chuyển đổi số phải gắn với cải cách hành chínhChuyển đổi số để thích nghi và phát triển giáo dụcTừng bước hoàn thiện nền tảng địa chỉ số quốc gia

Lãnh đạo 2 tỉnh chụp ảnh lưu niệm sau buổi làm việc

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện các sở, ngành có liên quan đã tiếp và làm việc với đoàn.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế dần xây dựng hoàn thiện hạ tầng Trung tâm dữ liệu đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông nhằm lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn và triển khai các hệ thống thông tin dùng chung và các dịch vụ đô thị thông minh. Thực tiễn vận hành các dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền. Đặc biệt, ứng dụng Hue - S của Trung tâm IOC đã phát huy tác dụng rất rõ rệt trong công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19, phòng chống thiên tai, phản ánh hiện trường...

Việc đẩy mạnh CĐS trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã trao đổi về việc triển khai xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tìm hiểu các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), giải pháp thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là những kết quả mà Thừa Thiên Huế đạt được trong công tác cải cách hành chính, triển khai ứng dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nhất là đã triển khai thành công mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Qua đó, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh… đóng góp quan trọng vào công tác thực hiện CĐS.

Chia sẻ kinh nghiệm về CĐS, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, năm 2021, Thừa Thiên Huế xếp thứ 2 toàn quốc về Chỉ số chuyển đổi số (DTI). Để triển khai thực hiện chương trình CĐS và thúc đẩy việc xây dựng chính quyền số, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số, Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện các thể chế và nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng. Thừa Thiên Huế cũng tập trung nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên chuyển đổi số đối với các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch và nông nghiệp.

Tin, ảnh: L.Thọ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

Chiều 21/2, Sở GD&ĐT gặp mặt 80 học sinh trong đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2022-2023. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chúc mừng, động viên các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt.

Podcast - xu hướng chia sẻ thông tin mới
Podcast - xu hướng chia sẻ thông tin mới

Vài năm trở lại gần đây, podcast nổi lên như một cách tiếp cận thông tin mới của giới trẻ. Những đoạn âm thanh vốn trước đây không được mấy người chú ý đã như một cuộc cách mạng về văn hóa đầy thú vị trong cuộc sống của giới trẻ hiện đại.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18 2
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18/2

Từ chiều 13/2, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tạm dừng hoạt động để lực lượng chức năng khám xét do đội ngũ lãnh đạo Trung tâm này bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Cụ thể là khi nhiều phương tiện đến đăng kiểm không đảm bảo an toàn giao thông nhưng vẫn được Trung tâm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.