Thứ Sáu, 07/10/2016 17:50

Trao hơn 11,6 triệu đồng cho gia đình thanh niên cứu hai nữ sinh đuối nước ở biển Tân Cảnh Dương

Chiều 7/4, Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Chân Mây phối hợp với chính quyền địa phương trao hơn 11,6 triệu đồng cho gia đình Ngô Hà Sinh (SN 1997), người đã cứu hai nữ sinh trường ĐH Y dược Huế bị đuối nước trước đó tại bãi Tân Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc.

Cứu hai sinh viên đuối nước, một thanh niên mất tích

Trao số tiền quyên góp tính đến 16h30 chiều 6/4. Ảnh: Đồn BPCK cảng Chân Mây cung cấp

Đây là số tiền kêu gọi quyên góp đợt 1 từ người dân, du khách, các điểm kinh doanh ở bãi tắm tại địa phương… hỗ trợ cho gia đình nạn nhân.

Ngô Hà Sinh (SN 1997) là sinh viên Trường ĐH FPT Đà Nẵng, vừa tốt nghiệp và mới làm việc tại công ty Việc làm Đà Nẵng. 

Nhân cuối tuần, Hà Sinh cũng nhóm bạn phòng trọ rủ nhau ghé bãi Tân Cảnh Dương cắm trại và xảy ra sự việc đau lòng nói trên.

Ngô Hà Sinh là con đầu trong gia đình lao động nghèo, ba mẹ Sinh bán cà phê. Sinh sống hiền lành, được nhiều người quý mến. Hiện tinh thần mẹ Sinh suy sụp sau khi nhận tin dữ về con trai.

Ba Sinh cùng chú ruột đã có mặt tại hiện trường và bạn bè Sinh phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm thi thể Sinh. Ngoài ca nô đồn biên phòng cửa khẩu (ĐBPCK) cảng Chân Mây, thuyền của người dân địa phương, flying cam cũng được huy động phục vụ công tác tìm kiếm

Công tác tìm kiếm tiếp tục được thực hiện và có sự huy động của cả flying cam. Ảnh: M.Lê

Như Thừa Thiên Huế Online đã thông tin, trước đó, khoảng 17h 30 chiều 6/4, một nhóm bạn trẻ là sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế đến tắm ở bãi Tân Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Khi xuống biển, hai sinh viên bị sóng biển cuốn trôi. Sinh và người bạn đồng hương là Nguyễn Duy Thanh (SN 1995) đang cắm trại gần đó cùng người dân kịp thời cứu được hai nữ sinh Nguyễn Thị T. Nh và Lê Thị M. D. (SN 1998) vào bờ. Tuy nhiên, trong lúc mọi người tập trung cứu chữa hai sinh viên thì Sinh bị sóng cuốn (khả năng do kiệt sức).

Khu vực biển nơi xảy ra sự việc được cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ trước vì đây là cửa sông có dòng chảy xiết. Lực lượng cứu hộ đã nhắc nhở nhóm sinh viên trước đó khi biết các bạn trẻ có ý định xuống tắm.

Anh Túc 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn

Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp hay tranh chân dung về các vị lãnh tụ... vốn là đề tài không dễ với những người còn non tuổi nghề như sinh viên. Bằng cảm nhận, niềm tin với Đảng, Bác Hồ và tri ân những người có công với đất nước, nhiều sinh viên khối ngành nghệ thuật đã đặt được trọn cảm xúc với những đề tài mỹ thuật lớn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.

Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT
Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT

Sự xuất hiện của ChatGPT vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành giáo dục, trong đó nỗi lo ở bậc đại học (ĐH) là ảnh hưởng vấn đề “liêm chính học thuật”. Song, trước xu thế của thời đại, việc chủ động đón nhận và định hướng người học tiếp cận các giá trị tích cực mà ChatGPT là điều nên làm.