Thứ Bảy, 29/04/2017 18:07

Triển khai nhiều chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp

Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (DN) và xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý của DN nhỏ và vừa giai đoạn sau năm 2020 do Ban quản lý Chương trình 585 phối hợp với Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tổ chức chiều 29/10.

Chia sẻ về chương trình hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp tại hội nghị chiều 29/10

Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Tư pháp, các sở, ngành liên quan và các tổ chức đại diện cho DN, luật sư, các DN và cán bộ pháp chế DN.

 

Qua 10 năm thực hiện, chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng và giải đáp pháp luật cho DN.

Một số hoạt động gây được tiếng vang, nhận được phản hồi tích cực từ dư luận xã hội, báo chí và đặc biệt là từ chính cộng đồng DN như chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” trên VTV2, VOV; hoạt động xây dựng, thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại một số địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn…

Qua các hoạt động của chương trình đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức pháp lý, thói quen tuân thủ pháp luật của DN, giúp DN phòng, chống rủi ro pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh… 

Bên cạnh đó, chương trình còn một số tồn tại, vướng mắc là nhiều hoạt động chưa đáp ứng đúng và trúng nhu cầu DN cần. DN cũng rất thụ động trong hợp tác với chương trình để có sự kết nối hiệu quả hơn.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu còn được nghe giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 55 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN và những vấn đề đặt ra trong triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN tại các địa phương trên cả nước theo quy định của Nghị định này.

Ban tổ chức cũng đã lấy ý kiến từ các DN trên địa bàn và ý kiến của lãnh đạo các Sở Tư pháp Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế để xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa sau 2020.

Tin, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.