Thứ Tư, 23/09/2015 06:30

Triển vọng cấp nước nông thôn

Hiện toàn tỉnh còn khoảng 220.000 người (19% dân số) thuộc các vùng đặc biệt khó khăn chưa được tiếp cận nước sạch; nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

87% dân số sử dụng nước sạchTrông ngóng nước sạchNước sạch về xã bãi ngangNước sạch về vùng xaNước sạch... leo núi

Sử dụng nước khe, suối

Tại các xã vùng cao Nam Đông (Thượng Long, Thượng Nhật, Hương Hữu, Hương Giang, Thượng Quảng), người dân thường sử dụng nước suối để sử dụng hàng ngày.

Thi công cải tạo Nhà máy nước Tứ Hạ

Chị Hồ Thị A Tịt, thôn 6 La Vân, xã Thượng Nhật được xem là một trong những hộ nghèo may mắn được sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Thế nhưng theo chị A Tịt, nguồn nước giếng khoan cũng không đảm bảo khi nước ngầm bị nhiễm phèn, hàng tuần phải vệ sinh các dụng cụ chứa nước bám phèn. Định kỳ 6 tháng, gia đình phải tiến hành súc bùn, phèn giếng khoan mới tiếp tục sử dụng được.

Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật Nguyễn Văn Bấp cho biết, toàn xã có 562 hộ thì có trên 80 hộ nghèo, trong đó phần lớn sử dụng nước khe suối trong sinh hoạt. Trước đây, tỉnh đầu tư cho xã 3 công trình nước tự chảy nhưng do hệ thống hư hỏng, xuống cấp nên chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nước của người dân các thôn 1, 2, 5, 6. Một số hộ có điều kiện lắp đặt thêm hệ thống lọc nước, hay mua nước đóng chai để uống; tuy nhiên con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Hiện Nam Đông có khoảng 2.271 hộ (10.278 người) được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO), chiếm 38,46% dân số toàn huyện, chủ yếu tập trung ở các thị trấn, xã: Khe Tre, Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hòa, Thượng Lộ, Hương Sơn.

Ngoài Nam Đông, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn diễn ra ở một số xã vùng cao huyện A Lưới; một số thôn vùng sâu ở huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền…

Ông Nguyễn Đình Vu, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn thông tin, xã có 3 thôn ven biển với gần 40% dân số chưa có nước sạch sử dụng. Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn, người dân phải mua nước sạch từ các thôn lân cận sử dụng trong ăn uống, chỉ sử dụng nước giếng để tắm giặt. Đó cũng là lý do khiến xã gặp khó khăn với tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Nhiều dự án sẽ được triển khai

HueWACO đã cung cấp nước an toàn cho 81% dân số toàn tỉnh (đô thị 95%, riêng TP. Huế đạt gần 100%); khu vực nông thôn đạt trên 70%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 220.000 người (19%) thuộc các vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa được tiếp cận nước sạch; nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Theo ông Trần Văn Thọ, Phó Tổng Giám đốc HueWACO, năm 2017, UBND tỉnh đã đồng ý triển khai dự án (DA) “Đầu tư hệ thống cấp nước 5 xã vùng cao thuộc huyện Nam Đông” và Thường trực HĐND tỉnh thống nhất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại HueWACO. Theo đó, hệ thống cấp nước sạch 5 xã vùng cao huyện Nam Đông được phân thành 2 hạng mục và sẽ triển khai xây dựng nhà máy vào tháng 7/2018.

Dự án được đầu tư đồng bộ khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 2.400 hộ/2.579 hộ dân, nâng tỷ lệ  hộ dân sử dụng nước sạch 5 xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Nhật lên trên 90%, và nâng tỷ lệ người dân dùng nước toàn huyện lên trên 79% (khoảng 4.700/5.921 hộ dân).

Cùng với đó, HueWACO đã và đang thực hiện DA cấp nước toàn tỉnh giai đoạn (2016 – 2020), có tính đến 2030; đảm bảo an ninh nước sạch, cấp nước an toàn và ngon cho trên 91,5% dân số vào năm 2020; triển khai DA ADB (2017 – 2019) thi công 700 km đường ống DN 50 – 1200, hoàn chỉnh mạng lưới, mở rộng cấp nước cho 31 phường, xã (10 xã mới) trên địa bàn toàn tỉnh,… giúp hơn 86.000 người được sử dụng nước sạch.

Hiện ADB đã giải ngân vốn, dự kiến 20 tháng nữa sẽ hoàn thành tất cả hạng mục dự án (DA). Một số gói thi công đang tiến hành đấu thầu, dự kiến tháng 4 sẽ bắt đầu thi công các hạng mục. Theo đó, các xã thuộc vùng cao A Lưới, 3 thôn ven biển Quảng Ngạn, các thôn vùng sâu thuộc các huyện, thị xã Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc sẽ được cấp nước khi DA hoàn thành.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng nông thôn
Điểm sáng nông thôn

Từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã thật sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức hội viên nông dân (HVND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) trong bảo vệ môi trường, xây dựng đường làng, ngõ xóm “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Hoa mận trên vùng cao A Lưới
Hoa mận trên vùng cao A Lưới

Mùa này lên A Lưới, bạn vẫn có thể ngắm hoa và hái quả từ những cây mận ở nhà người dân A Lưới. Bên cạnh hoa đào, hiện, địa phương đang khuyến khích, vận động người dân trồng thêm cây mận ở một số khu vực phục vụ du lịch.