Thứ Bảy, 10/10/2015 15:25

Triển vọng Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ- Triều ngày càng rõ nét

Triển vọng về một hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều đang ngày càng được củng cố khi các bên liên tiếp phát đi những tín hiệu tích cực.

Mỹ: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tạo đà cho hội nghị Triều-MỹÔng Kim Jong-un chủ trì cuộc họp về thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tớiTriều Tiên sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên về hạt nhânTriều Tiên sẵn sàng tham dự các Thế vận hội sắp tới tại châu Á

Đặc biệt, truyền thông Triều Tiên ngày 10/4 lần đầu tiên đề cập đến cuộc gặp cấp cao lịch sử này giữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trước đó, mọi thông tin về cuộc gặp đều do phía Hàn Quốc hay Mỹ cung cấp.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters
Truyền thông Triều Tiên ngày 10/4 đưa tin, tại cuộc họp đảng Lao động Triều Tiên ngày hôm qua, Nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã phân tích kết quả cuộc đối thoại sắp tới với Mỹ và diễn biến trong quan hệ liên Triều trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều dự kiến vào ngày 27/04 tới.

Ông Kim Jong-un đã đưa ra một loạt những vấn đề chiến lược và chiến thuật cần được các đảng viên đảng Lao động Triều Tiên thảo luận và tán thành, như chính sách về các mối quan hệ quốc tế trong tương lai hay phương hướng hành động.

Đây là những bình luận đầu tiên của truyền thông Triều Tiên, cũng như của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với Mỹ bởi từ trước tới nay, chính quyền Triều Tiên vẫn hầu như im lặng trước những thông tin này. Chính vì thế, điều này có thể xem là sự xác nhận của Triều Tiên đối với cuộc gặp sắp tới với nhà lãnh đạo Mỹ.

Trong khi đó, cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, có kế hoạch gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới. Ông cũng bày tỏ hy vọng các cuộc thảo luận sẽ giúp các bên đi tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Nếu cách đây vài tháng, diễn biến tích cực này được coi là điều không tưởng bởi những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, không ngừng leo thang, thậm chí từng đẩy hai nước tới trước bờ vực một cuộc chiến tranh toàn diện.

Bầu không khí hiện tại đã hoàn toàn khác. Thay vì khẩu chiến và khiêu khích, đáng có một loạt hoạt động ngoại giao tích cực, một loạt cuộc đàm phán cả chính thức và không thức nhằm chuẩn bị cho sự kiện lịch sử sắp tới.

Tờ Wall Street Journal của Mỹ số ra mới đây cho biết, Triều Tiên đã trực tiếp xác nhận với Mỹ rằng, nước này sẵn sàng đàm phán về phi hạt nhân hóa. Còn Tổng thống Donald Trump thì không giấu hy vọng về mối quan hệ mới với Triều Tiên sẽ rất khác với mối quan hệ mà hai bên đã duy trì trong suốt nhiều năm qua.

“Cuộc gặp có thể sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới. Tôi hy vọng, chúng tôi có thể đạt được một thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và như vậy chúng ta sẽ có một mối quan hệ rất khác so với mối quan hệ mà chúng ta có nhiều năm nay.

Đây là điều mà các đời tổng thống khác nên làm nhưng họ đã không làm và không thể làm được. Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu được thực hiện cách đây 5 năm, 10 năm hay 20 năm. Nhưng chúng ta đã có kế hoạch về một cuộc gặp với phía Triều Tiên và theo tôi, điều này là rất quan trọng đối với thế giới”, tờ Wall Street Journal nhận định.

Song có lẽ điều khiến cộng đồng thế giới, cũng như giới chuyên gia càng có hy vọng về các cuộc gặp cấp cao Hàn- Triều hay Mỹ- Triều sắp tới đó, chính là cơ chế đàm phán 6 bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ) đang được các bên tích cực thúc đẩy. Không chỉ tại Hàn Quốc, Triều Tiên hay Mỹ, các nỗ lực ngoại giao chủ động cũng đang được tiến hành tại Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Trong đó, một hoạt động ngoại giao đáng chú ý đang diễn ra đó là chuyến thăm Nga của một phái đoàn Triều Tiên do Bộ trưởng Ngoại giao nước này Ri Yong Ho dẫn đầu. Cùng với Trung Quốc, nước Nga thời gian qua đã cho thấy vai trò ngày càng lớn trong việc giải quyết cuộc hủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.

Nước này đã đưa ra đề xuất về việc Mỹ và Hàn Quốc giảm các cuộc tập trận quân sự để đổi lấy việc Triều Tiên dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi. Dù đề xuất vẫn chưa được phía Mỹ chấp nhận, song rõ ràng, với bầu không khí hòa giải đang diễn ra hiện nay, thì đây hoàn toàn có thể sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu được các bên đưa ra bàn thảo trong các cuộc đàm phán cấp cao sắp tới.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.