Chủ Nhật, 08/11/2015 06:30

Triển vọng từ tour du lịch giáo dục

Sau 8 lần vận hành thử nghiệm, tour du lịch giáo dục (DLGD) do Khoa Du lịch – Đại học (ĐH) Huế thiết kế trở nên hấp dẫn sinh viên trong việc học.

Khoa Du lịch tổ chức đánh giá thử nghiệm tour du lịch giáo dục

Bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (áo hồng), giảng viên Khoa Du lịch hướng dẫn sinh viên khi trải nghiệm tour du lịch giáo dục

Trải nghiệm mới

Đầu năm 2018, Khoa Du lịch triển khai vận hành thử nghiệm tour DLGD. So với các tour thử nghiệm trước đó, tour DLGD được nghiên cứu, thiết kế khá kỹ, kết nối tốt với các điểm đến. Hành trình tour đi từ Quốc Tử Giám - Văn Thánh - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - ĐH Huế - Trường THPT chuyên Quốc Học - Trường THPT Hai Bà Trưng.

Những địa điểm trên gắn với các giai đoạn lịch sử và mang đến cho người tham quan những trải nghiệm, bổ sung kiến thức văn hóa, lịch sử, con người và truyền thống hiếu học của mảnh đất Cố đô. Chẳng hạn, tại Quốc Tử Giám, người tham quan được giới thiệu về trường ĐH duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam, là di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao, được ghi tên vào danh mục di sản thế giới cùng hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn. Còn với Văn Thánh (Văn Miếu) là biểu tượng độc đáo của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn phong kiến. Việc lập Văn Miếu và dựng bia Tiến sĩ nhằm nhắc lại sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước.

Sinh viên Khoa Du lịch trải nghiệm tour du lịch giáo dục tại di tích Văn Thánh

Nếu hai điểm đến trên được xem như biểu trưng đề cao việc học thời phong kiến thì ĐH Huế, Trường THPT chuyên Quốc học và Trường THPT Hai Bà Trưng đại diện cho sự tiếp nối truyền thống hiếu học thời hiện đại. Trong khi ĐH Huế được nhắc đến là một cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước hơn 60 năm qua thì Trường THPT chuyên Quốc Học với lịch sử hơn 120 năm nổi tiếng là nơi Bác Hồ từng học tập và đấu tranh chống thực dân Pháp. Còn Trường THPT Hai Bà Trưng, từng mang tên Đồng Khánh, một thời đã đi vào thi ca. Sự liên kết 3 điểm đến này tạo thuận lợi khi di chuyển vì cùng nằm trên trục đường Lê Lợi.

Trần Viết Mẫn, sinh viên (SV) Khoa Du lịch chia sẻ, trong quan điểm của giới trẻ, du lịch lâu nay là khám phá phong cảnh đẹp. Song nếu chỉ dừng lại đó, họ đã bỏ qua việc tiếp thu giá trị văn hóa, lịch sử. Thực tế, DLGD còn bồi nạp kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, nhất là với học sinh, SV. Vì thế tour DLGD là cơ hội mới cho những ai đam mê khám phá điểm đến giàu giá trị lịch sử và nhân văn.

Triển vọng

Nghiên cứu, hoàn thiện thêm cho tour DLGD

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, sắp tới Khoa Du lịch sẽ có hội thảo báo cáo và đánh giá về loại hình DLGD với một số tour được thiết kế thử nghiệm. Qua đó, Sở sẽ phối hợp với Khoa Du lịch giới thiệu với các đơn vị lữ hành để cùng đánh giá, hoàn thiện các tour này và công bố rộng rãi, đồng thời sẽ đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan hàng năm cho học sinh. Sở cũng sẽ xem xét bổ sung đưa một số điểm của tour DLGD với các nội dung giới thiệu đang được xây dựng vào danh mục các điểm tham quan trên địa bàn tỉnh được chuẩn hóa nội dung thuyết minh.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Trưởng bộ môn Lữ hành, phụ trách tour cho biết, nghiệp vụ hướng dẫn cần SV kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn, xử lý tình huống. Tour DLGD chủ yếu trải nghiệm thực tế nên SV học kỹ năng nghề nhanh. Đây cũng là đòi hỏi doanh nghiệp du lịch hiện nay. Ở góc độ học tập, Lê Quý Thiện, SV Khoa Du lịch nhìn nhận, tại tour DLGD người học đóng vai làm hướng dẫn đoàn, tìm hiểu và thuyết minh các điểm đến. Giá trị mang lại là kinh nghiệm thực tiễn quý báu để áp dụng vào công việc sau khi ra trường.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, hình thức tour DLGD, dù được hình thành khá lâu ở những nước phát triển có hệ thống giáo dục lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, nhưng lần đầu tiên có sự quan tâm nghiên cứu nghiêm túc để hình thành những tour du lịch đặc trưng cho Huế. Thời gian tới, Khoa Du lịch có thể kết hợp một số đơn vị lữ hành triển khai loại tour du lịch này theo hai hướng là tour chuyên về giáo dục hoặc kết hợp tour du lịch truyền thống tham quan di sản hay tour du lịch cộng đồng, sinh thái lồng ghép một số điểm đến của tour chuyên về giáo dục nhằm đa dạng chương trình tham quan, gợi sự tò mò, quan tâm của du khách, góp phần kéo dài thời gian lưu trú tại Huế.

“Hiện, có một số đơn vị lữ hành của Nhật Bản và Thái Lan đang quan tâm tìm hiểu khả năng tổ chức tour DLGD cho giáo viên và học sinh, SV ở một số trường của nước họ sang tham quan, giao lưu với một số trường và tìm hiểu về truyền thống văn hóa và giáo dục ở Huế”, ông Phúc nói.

Với nhiều đơn vị lữ hành, tour DLGD ra đời mang nhiều triển vọng. Ông Trần Quang Hào, Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và Dịch vụ du lịch Huế (Huetourist) cho rằng, lợi thế là nhiều điểm trong tour DLGD được miễn vé nên chí phí tour sẽ rẻ. Ở tour DLGD, nên nghiên cứu, lấy học sinh, SV làm trung tâm cho các hoạt động và đẩy mạnh tính tương tác thì sẽ tạo được hiệu quả.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN Dấu ấn 2022  triển vọng 2023
ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023

Năm 2022, khu vực Đông Nam Á đã tập trung sự chú ý của thế giới với một loạt các hội nghị cấp cao, cho thấy sự thành công của chính sách kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị. Trong năm 2023, ngay cả khi dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, Đông Nam Á vẫn được giới chuyên gia nhận định và tin tưởng là đang nổi lên với tư cách là “người chiến thắng” về đầu tư và thương mại.

Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam
Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam

Sau một thời gian dài giá các mặt hàng sắt thép liên tục lao dốc, cộng thêm sức ép về triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại, ngành thép Việt Nam đã và sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhất là về năng lực tiêu thụ khi thị trường còn tiềm ẩn rủi ro. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu được nhận định sẽ là cửa sáng đối với các doanh nghiệp thép để giải bài toán tiêu thụ.

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.