Thứ Năm, 24/05/2018 07:29

Trình diễn bản sắc văn hóa của mỗi địa phương

Tối 23/11, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2020 do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh. Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Giải Nhất thuộc về Công an tỉnh và huyện Phong Điền22 đơn vị tham gia Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Đất nước anh hùng ca”Ấn tượng đêm trình diễn nghệ thuật & trang phục truyền thống các dân tộc Việt - LàoBế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa300 diễn viên tham dự Liên hoan NTQC làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa

Tiểu phẩm “Tình dân đẹp mãi” của đội nghệ thuật quần chúng đến từ phường An Đông, TP. Huế 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa là hoạt động được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Năm nay, liên hoan có sự tham gia của 9 đội nghệ thuật quần chúng đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố. Mỗi đội biểu diễn một chương trình nghệ thuật tổng hợp gồm nhiều thể loại: ca, múa, nhạc, tiểu phẩm, hò, vè… với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, công cuộc đổi mới của quê hương đất nước, ca ngợi truyền thống yêu nước...

Phát biểu khai mạc liên hoan, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: “Liên hoan là dịp để các làng, thôn, bản, tổ dân phố tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh có dịp gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại địa phương, qua đó đẩy mạnh và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần làm sôi nổi, phong phú và sinh động thêm đời sống văn hóa cộng đồng”.

Trong đêm khai mạc, 4 đội nghệ thuật quần chúng đến từ TP. Huế, A Lưới, Quảng Điền và Phú Vang đã biểu diễn những tiết mục xuất sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi địa phương. Những tiết mục múa “Thiếu nữ bên suối”, “Cha chấp – Ca lơi”, hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Âm vang núi rừng” của xã Trung Sơn, A Lưới mang đến cho liên hoan không khí sôi động, mạnh mẽ của núi rừng, hay tiểu phẩm “Tình dân đẹp mãi” của phường An Đông, TP. Huế lại lắng đọng câu chuyện ý nghĩa, nhân văn về vấn đề di dân…

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.