Chủ Nhật, 27/11/2016 14:15

Trợ lực từ vốn khuyến công

Sau nửa năm thụ hưởng nguồn vốn khuyến công (KC) để trang bị máy ép lạc công nghệ tiên tiến, sản phẩm dầu Hương Lạc do Công ty TNHH Hồ Gia Lạc sản xuất đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước với doanh số bán hàng mỗi tháng gần 500 lít dầu lạc, tăng gấp 5 lần so với trước.

Động lực để phát triển sản xuấtVốn khuyến công trợ lực doanh nghiệpHỗ trợ 140 triệu đồng cho các cơ sở công nghiệp nông thônThêm trợ lực từ khuyến côngSóng sánh dầu lạc

Máy ép lạc công suất 150 tạ/giờ do nguồn vốn khuyến công hỗ trợ một phần kinh phí phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng dầu

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và lựa chọn sản phẩm dầu lạc để đeo đuổi, tháng 5/2018, anh Hồ Ngọc Vững, trú tại phường Hương An (TX. Hương Trà) đầu tư 65 triệu đồng trang bị dàn máy ép lạc, bao gồm máy rang, máy ép và máy lọc cung ứng sản phẩm dầu lạc ra thị trường. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia ép thủ công và kinh doanh lạc cùng với gia đình, sản phẩm dầu lạc sau khi đưa ra thị trường được khách hàng đón nhận và tiêu thụ tốt. Để khẳng định thương hiệu và xúc tiến đưa sản phẩm vào trưng bày tại các siêu thị, cơ sở đã đăng ký nhãn hiệu dầu Hương Lạc và thành lập Công ty TNHH Hồ Gia Lạc.

Do nguồn kinh phí hạn chế nên máy có công suất nhỏ, chỉ ép 25kg lạc/giờ; các thiết bị tiêu hao nhiều điện năng, một số công đoạn phải làm thủ công nên tốn nhân công dẫn đến giá thành sản phẩm làm ra khá cao, 100 ngàn đồng/lít nên khó cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường. Sau khi tham gia các hội thảo khởi nghiệp và tập huấn nâng cao năng lực sản xuất do Sở Công thương tổ chức, ông Hồ Ngọc Vững đăng ký xin lập đề án KC về đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và được Sở Công thương phê duyệt.

Đầu năm 2019, DN đã đầu tư máy ép lạc công nghệ cao với tổng kinh phí 165 triệu đồng, trong đó nguồn vốn KC hỗ trợ 64 triệu đồng. Máy có công suất 150kg lạc/giờ và tự động hóa các công đoạn sản xuất, từ rang, xay đến ép ra thành phẩm.

Giám đốc công ty, ông Hồ Ngọc Vững cho biết, sau khi đưa máy ép lạc công nghệ tiên tiến vào sản xuất, DN không chỉ tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí tiền điện mà chất lượng dầu trong hơn do bã lạc ít tồn đọng. Mặt khác, do công suất cao, các trục xoay của máy đều thiết kế tự động, các trục xoay ép mạnh nên lượng dầu nhiều hơn (mỗi tạ lạc tăng thêm 5 lít dầu). Nhờ vậy, DN hạ giá thành sản phẩm từ 100 ngàn đồng/lít xuống còn 85 ngàn đồng/lít để tạo điều kiện cho người dân sử dụng dầu lạc từ nguyên liệu tự nhiên, không có hóa chất và không pha trộn với các tạp chất khác.

Theo ông Vững, hiện DN đang xúc tiến các thủ tục để đưa dầu lạc vào tiêu thụ tại hệ thống Siêu thị Big C, Co.opMart, đồng thời ký kết với các đại lý ở Quảng Trị, Quảng Nam và Huế để dự trữ nguồn nguyên liệu, đáp ứng sản phẩm cho các đơn hàng số lượng lớn.

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho rằng, nguồn vốn KC không chỉ hỗ trợ các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn giúp DN đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Ông Thanh cho biết, năm 2019 Sở sẽ bố trí trên 1,5 tỷ để hỗ trợ cho các đề án KC, trong đó tập trung đầu tư thiết bị tiên tiến, đào tạo nghề, thiết kế mẫu mã mới và tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở. Mặt khác, Sở sẽ hỗ trợ các cơ sở trong việc xúc tiến thương mại, phát triển thị trường để đưa sản phẩm địa phương ra các tỉnh, thành trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm trợ lực để tái khởi động
Thêm trợ lực để tái khởi động

Du lịch nội địa đã chính thức được khởi động trở lại. Để sự trở lại lần thứ 4 này thuận lợi, doanh nghiệp du lịch đang cần thêm những trợ lực mới.

Vốn giải quyết việc làm Trợ lực giúp người dân A Lưới vượt khó
Vốn giải quyết việc làm: Trợ lực giúp người dân A Lưới vượt khó

Thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (GQVL) do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới triển khai, mỗi năm có hơn 100 lao động trên địa bàn có cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập. Cũng từ nguồn vốn này, trong 2 năm diễn ra dịch COVID-19, người dân vẫn vững vàng trong phát triển kinh tế gia đình.

Trợ lực cho doanh nghiệp
Trợ lực cho doanh nghiệp

Dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã khiến các doanh nghiệp (DN) “lên bờ xuống ruộng”.

Vàng ươm dầu lạc nguyên chất
Vàng ươm dầu lạc nguyên chất

Gần đây, nghề ép dầu lạc được người dân một số địa phương trên địa bàn xem như nghề cho thu nhập chính, khi mà Thừa Thiên Huế có lợi thế trong việc trồng cây lạc với diện tích trồng hơn 3.600 ha, sản lượng bình quân khoảng 6.000 tấn/vụ. Bên cạnh đó, khi người dân ngày càng ưa chuộng các loại dầu ăn nguyên chất thay các loại dầu ăn thực vật được bán trên thị trường thì các loại dầu ép như dầu lạc, dầu mè (vừng), dầu gấc… sản xuất thủ công càng được lựa chọn.