Thứ Sáu, 14/04/2017 14:35

Trộm đột nhập lấy cắp cổ vật tại đình làng Hiền Sỹ

Công an xã Phong Sơn đang phối hợp với Công an huyện Phong Điền điều tra vụ đột nhập lấy cắp cổ vật tại Đình làng Hiền Sỹ.

Bắt nhanh đối tượng trộm cắp tài sảnĐang tiêu thụ tài sản trộm cắp thì bị bắtPhá đường dây trộm cắp và tiêu thụ đồng hồ cũ giá trịBắt đối tượng trộm hiện vật tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng

Đình làng Hiền Sỹ (Phong Sơn, Phong Điền) nơi kẻ gian đột nhập trộm cắp đồ cổ

Ông Nguyễn Trung, người chăm sóc Di tích Đình làng Hiền Sỹ cho biết, ngày 13/10 (nhằm ngày 15/9 âm lịch), ông đến Đình làng Hiền Sỹ để quét dọn và thắp hương tại đình thì phát hiện cửa hông đình làng bị đục chốt cửa phía bên ngoài. Kiểm tra tủ 2 án thờ thì phát hiện bị kẻ trộm phá khóa, lấy đi 2 bình cổ vật quý, gồm: 1 lục bình và 1 ché cổ từ thời vua Tự Đức. 2 bình này làm bằng sứ, tráng men màu đất và trắng, xanh, cao khoảng 60cm. Lục bình có đường kính khoảng 40cm, ché sứ có đường kính 80cm.

“Điều đặc biệt là kẻ trộm chỉ nhắm vào cổ vật. Chúng đã phá 2 án thờ, nhưng chỉ lấy 2 trên 4 đồ vật trong 1 án thờ, còn lại 2 bình sứ mới chúng không lấy. Ở án thờ thứ 2 có 5 bộ lư đồng và 1 cái chiêng đồng, trị giá khoảng 20 triệu đồng, nhưng trộm không lấy. Có lẽ, trộm chỉ từ 1 đến 2 tên và chỉ nhắm vào cổ vật (có giá trị cao) để trộm”, ông Trung cho hay.

Cửa bên hông vào đình làng bị đục tường 

Ông Lê Ngọc Biên, Trưởng ban Trị sự làng Hiền Sỹ cho biết, sau khi phát hiện sự việc mất trộm xảy ra, làng đã báo sự việc lên Công an xã. Ngay trong chiều tối ngày 13/10, lực lượng công an đã thu thập các chứng cứ tại hiện trường để điều tra, truy xét. 

Theo ông Biên, tất cả các cổ vật đều cất trong tủ, chỉ có dịp đại lễ mới đem ra trưng bày. Trước đây, khi đem chuông cổ đi hàn và nói chơi là ai mua sẽ bán. Sau đó, một số đối tượng từ Đà Nẵng ra hỏi mua và trả giá lên 1,2 tỷ đồng. Có lẽ chính vì điều này mà trộm đã đột nhập vào đình làng để trộm các cổ vật.

Đình làng Hiền Sỹ có từ cách đây gần 700 năm. Nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cách mạng có ý nghĩa quan trọng. Nay Đình làng Hiền Sỹ được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

 

Tin, ảnh: Hải Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Tiền đề quý giá
Tiền đề quý giá

Một “tiền đề”, một cơ chế để trưng tập, hồi hương những di sản bị lưu lạc của đất nước là hết sức cần thiết.

Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo về nước sớm nhất
Huy động mọi nguồn lực để hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về nước sớm nhất

Ngày 1/11, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin cho biết: Sau những nỗ lực đàm phán với Hãng Millon, 7 giờ 30 phút ngàỵ 31/10/2022 (giờ Paris), đại diện phía Việt Nam và Hãng đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Tiếp đó, đến 10 giờ 10 phút ngày 31/10/2022, Hãng Millon đã có thông cáo chính thực việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022 của Hãng. Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.