Thứ Hai, 29/06/2020 06:13

Trưng bày bức tranh gốc của vua Hàm Nghi

Đây là bức tranh không đề được vua Hàm Nghi vẽ trong thời gian bị lưu đày ở Algérie.

Xem xét khả năng tổ chức triển lãm về vua Hàm Nghi tại HuếQua Pháp tìm hiểu về vua Hàm NghiBa nhánh hậu duệ của vua Hàm NghiNhững năm tháng lưu đày của vua Hàm NghiVua Hàm Nghi, hoạ sĩ thực thụ ở xứ trời Tây

Bức tranh được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón nhận. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Bức tranh có kích thước 30x45cm, vẽ phong cảnh một vùng quê châu Âu với bãi cỏ mềm mại, phía trước có hồ và núi. Tác phẩm được hậu duệ của vua Hàm Nghi tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tác phẩm đã được đưa về Huế và sẽ giới thiệu tại không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” khai trương vào ngày 10/1/2023 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023).

Tại không gian này, công chúng còn được tìm hiểu cuộc đời của vị vua yêu nước qua những hình ảnh về cuộc đời của ông từ khi lên ngôi, giai đoạn chống Pháp, giai đoạn lưu đày tại Alger cùng 31 bản sao các tác phẩm nghệ thuật là tranh, tượng do nhà vua sáng tác ở Alger.

Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Năm 1884, vua Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, ông phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp và đến năm 1888 thì bị bắt. Sau đó, nhà vua bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô Algérie) và qua đời tại đây năm 1944.

Trong thời gian bị lưu đày, vua Hàm Nghi đã học vẽ, điêu khắc và để lại nhiều tác phẩm giá trị.

MINH HIỀN 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Tranh về nghi lễ ở Huế qua các cuộc đấu giá ở nước ngoài
Tranh về nghi lễ ở Huế qua các cuộc đấu giá ở nước ngoài

Sotheby’s chi nhánh ở Hồng Kông, là một hãng đấu giá lớn trên thế giới, thường tổ chức các cuộc đấu giá tranh, trong đó có tranh của các họa sĩ tên tuổi ở Việt Nam. Đặc biệt, một số tranh có xuất xứ từ triều Nguyễn hoặc có liên quan đến văn hóa cung đình Huế đã từng được đưa ra đấu giá.

Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế
Không gian của vua Hàm Nghi tại Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khai mạc không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” tại nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là sự kiện ý nghĩa được nhiều người mong đợi để tìm hiểu cuộc đời và chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của một vị vua yêu nước, một nghệ sĩ tài hoa.