Thứ Tư, 16/07/2014 15:11

Trung tâm Reach Huế: Đào tạo nghề cho hàng ngàn thanh niên

Sau hơn 12 năm thành lập, Trung tâm Reach Huế trang bị kỹ năng nghề, kỹ năng sống và tạo việc làm ổn định cho trên 3.000 học viên, trở thành “ngôi nhà” thứ hai của thanh niên nghèo.

Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ buồng phòng cho học viên    

Người trẻ chọn trường nghề

Tự nhận mình “học không giỏi” nhưng có đam mê kỳ lạ với nghề pha chế, trượt đại học, Nguyễn Thanh Nga chọn học nghề 4 tháng ở Reach theo lời rủ rê “học ở đây tha hồ được thực hành chứ không nặng lý thuyết”. Ra trường, Nga vào làm ở một quán cà phê với thu nhập trên 5 triệu đồng mỗi tháng và có cơ hội “thăng tiến” khi nhận được khá nhiều lời mời đến làm việc từ các ông chủ khác. “Em chọn trường nghề vì nó phù hợp với năng lực của bản thân. Trước mắt, thu nhập chưa phải là lớn nhưng đã có thể nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình”, Nga tự tin.

Trần Thị Diệu Thuần, học viên khóa 32 lớp nghiệp vụ bàn –bar, hiện đang là nhân viên tại khách sạn Century Huế vui vẻ kể: “Nghe lời chị gái (từng học tại Reach, hiện đang làm ở một Resort ở Đà Nẵng), em quyết định “gác” giấc mơ đại học để chọn cho mình một nghề phù hợp. Tại Reach, ngoài đào tạo về chuyên môn, tiếng Anh giao tiếp, học viên còn được dạy kỹ năng sống (tư duy tích cực, hoàn thiện bản thân, cách làm việc nhóm, lập kế hoạch...); kỹ năng xanh (tái chế, tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu). Như trong nhà hàng, thay vì cắm hoa tươi, chúng em được hướng dẫn trồng lúa ... “Những kỹ năng ấy tưởng nhỏ nhưng vào thực tế tại các doanh nghiệp đều được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp”, Diệu Thuần chia sẻ.

Trong giờ thực hành của lớp bàn - bar    

Thầy Trần Dũng, giảng viên Bàn- Bar Reach Huế cho hay: “Reach Huế có 4 lĩnh vực đào tạo: bán hàng marketing, nghiệp vụ buồng phòng, bàn-bar, chăm sóc da và trang điểm là những nghề xã hội rất cần nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng. Mỗi ngành nghề, trung tâm đều kết nối với các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn có uy tín để học viên đến thực tập và tìm kiếm việc làm. Học viên của Reach sau khi tốt nghiệp đều được hỗ trợ tìm việc làm và tiếp tục được nâng cao tay nghề nếu có nhu cầu”.

Tiếp tục hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn     

Triển khai từ tháng 10/2004, dự án “Đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn theo định hướng thị trường” của tổ chức Plan (trước đây) và nay là Reach đã hỗ trợ đào tạo cho 3.300 học viên ở lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Thạc sĩ Lê Mạnh Dũng, Trưởng BQL dự án, Phó Giám đốc Trung tâm Reach Huế khẳng định: “Reach Huế được lãnh đạo tỉnh, thành phố đánh giá là dự án đào tạo nghề sơ cấp hiệu quả nhất hiện nay. Đồng thời, được Dự án Reach Việt Nam đánh giá là trung tâm hoạt động có hiệu quả nhất”.

Với phương châm “học đi đôi với hành”, “nhà trường phải gắn liền với doanh nghiệp”, Reach Huế đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp liên quan để xây dựng chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tế. Hiện, Reach Huế có sự kết nối, hỗ trợ của hơn 350 doanh nghiệp trên địa bàn. Một số doanh nghiệp sau khi học viên đến thực tập đã sẵn sàng tuyển dụng, tạo cơ hội thực tập và đào tạo cho các em ngay tại đơn vị. Hơn 90% học viên sau khi ra trường có việc làm với thu nhập ổn định. “Năm 2016, có 237 học viên tốt nghiệp thì có 221 học viên có thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/tháng. Nhiều em được các doanh nghiệp lớn tuyển dụng, như Laguna Lăng Cô, Resort Ana Mandara, khách sạn Indochine Place, Century, Công ty CP Ô tô Huyndai Việt Nam...”, Phó Giám đốc Lê Mạnh Dũng thông tin.

Tại hội nghị tổng kết dự án năm 2016, ngoài lãnh đạo TP. Huế, đại diện quản lý Reach miền Trung cam kết tiếp tục đồng hành cùng Reach Huế  hỗ trợ thanh niên khó khăn trên địa bàn tỉnh học nghề trong thời gian 20  năm tới.

LIÊN MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành xã hội là hoạt động được các cấp bộ Đoàn nỗ lực triển khai nhằm phát huy công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Để con có kỳ nghỉ tết lý thú
Để con có kỳ nghỉ tết lý thú

26 tết âm lịch, cũng là ngày học cuối cùng trong năm học sinh đến trường để chuẩn bị kỳ nghỉ tết kéo dài. Giáo viên ở nhiều trường học đã giao cho học trò của mình những “bài tập” đa dạng, khiến học sinh vô cùng thích thú.