Thứ Năm, 23/03/2017 08:52

Tử tế với thiên nhiên

Trong khóa học ngắn tôi từng tham dự, ban tổ chức phát nước đóng chai cho các học viên và khuyến khích mở ra thì uống hết, nếu không uống hết thì đem về.

1. Ở công ty cũ, cạnh máy in luôn có hai thùng các tông. Một thùng đựng giấy đã in hai mặt, chuẩn bị cho vào máy hủy tài liệu. Thùng kia đựng giấy một mặt, có thể lật ra in tiếp, tất nhiên là với những văn bản không quá quan trọng thôi. Sếp của tôi thường gắt ầm lên khi phát hiện nhân viên sai lỗi chính tả, bởi sai một chữ số cũng phải in lại tốn giấy. Tôi ấm ức cho rằng chị keo kiệt, khó tính. Sau này tôi mới biết mình sai. Sự gắt gao của chị rèn cho tôi tính cẩn thận. Quan trọng là thái độ với môi trường. Mỗi tờ giấy đều đáng trân trọng vì giấy làm từ gỗ, gỗ lấy từ rừng.

 2. Trong khóa học ngắn tôi từng tham dự, ban tổ chức phát nước đóng chai cho các học viên và khuyến khích mở ra thì uống hết, nếu không uống hết thì đem về. Dù bạn mới chỉ nhấp một ngụm xong để đó thì lúc thu gom cũng phải bỏ đi để đảm bảo vệ sinh. Như vậy là lãng phí và phần nào có lỗi với người dân vùng hạn. Tôi rất thiện cảm với lời khuyên của ban tổ chức. Dĩ nhiên sẽ tốt hơn nếu mỗi người tự mang theo bình nước cá nhân hoặc rót ra ly uống nhưng trong một số trường hợp không thể từ chối nước đóng chai thì nên như vậy.

3. Mỗi dịp trung thu, mẹ tôi thường giữ lại hộp bánh bởi những chiếc hộp được làm cầu kỳ, cứng cáp. Mẹ đem đựng mấy món lặt vặt như cây nhíp, ống kim chỉ, bấm móng tay hoặc đôi vớ, đồ lót. Tôi học theo mẹ, chai lọ mỹ phẩm dùng xong đem cắm hoa, trồng cây nhỏ xinh. Tận dụng đồ đã qua sử dụng không những hạn chế rác thải mà còn giúp nhà cửa gọn gàng, xinh đẹp.

4. Bảo vệ môi trường bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé như vậy. Không cần người giám sát. Không cần được ngợi khen. Ai cũng có thể làm thường xuyên mỗi ngày. Ví dụ: Đi chợ đem theo túi đựng đồ, từ chối bịch ni lông, với thịt cá thì cho vào hộp rồi về rửa đi dùng lại; gom chai nhựa, vỏ lon, giấy lộn đem bán đồng nát, không có gì phải xấu hổ khi cho đồ vật có cơ hội tái chế; thực phẩm trong tủ lạnh cần được ăn hết trước khi mua thêm đồ mới; giữ gìn đồ đạc cẩn thận và cố gắng dùng lâu nhất có thể; gọi cà phê dặn nhân viên không lấy ống hút nhựa.

Khi tử tế với thiên nhiên, thứ lớn nhất bạn nhận được là sự nhẹ nhõm trong tâm hồn. Cố gắng thay đổi thói quen, dù khó, vì đó là việc làm đúng cho đất đai, sông suối, núi đồi, biển cả thêm xanh đẹp.

Nhiên Phượng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi ta thành thật sống…
Khi ta thành thật sống…

Xế trưa, sau trận mưa lớn kéo dài cả giờ đồng hồ, tôi trở về nhà và muốn bật khóc khi thấy toàn bộ số áo quần mang phơi từ sáng vẫn… ở nguyên ngoài trời. Dây đồ ướt sũng nằm trơ trọi bên ngoài, cách những cánh cửa đóng kín chỉ mấy bước chân. Khu tập thể nhà nối nhà sát rạt, từ ngày chuyển đến đây ở, hễ có mưa là tôi tri hô mọi người và chạy đồ giúp. Có nhà đi vắng cách nhà mình vài chục mét, tôi không ngại đội mưa giúp họ. Vậy mà…, sao họ vô tâm đến vậy?

Bầy nắng
Bầy nắng

Bắt đầu là cái rét nàng Bân, năm nào cũng thế có gì lạ đâu, nhưng mưa và gió năm nay sao lạ quá.

Chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ
Chia sẻ lợi ích từ giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Đó là nội dung được Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) -Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo trao đổi tại TP. Huế vào ngày 17/1. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo tổ chức đơn vị, cộng đồng địa phương liên quan tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành Bắc Trung bộ.

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022
Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022

2022 được nhận định là một năm với nhiều sự kiện bất ngờ, khi nước Anh mất đi một Nữ hoàng và Nhật Bản cũng mất đi một Cựu Thủ tướng, thiên nhiên cũng một lần nữa tự chối bỏ qua cho loài người. Bên cạnh đó, 2022 cũng là một năm xung đột ở châu Âu.