Thứ Tư, 27/09/2017 14:36

Tư vấn, giao dịch việc làm qua online

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, để đảm bảo nguồn lao động trong và sau dịch, việc thông tin, tư vấn, giao dịch việc làm đang được tăng cường thực hiện qua online.

Đẩy mạnh giáo dục nghề và giải quyết việc làmNhiều cơ hội việc làm cho người lao độngTrên 12 ngàn lao động tham gia sàn giao dịch việc làm

Để tìm được việc làm trong giai đoạn dịch Covid-19, nhiều lao động phải thông qua nhiều kênh, qua mạng online

Tìm việc, việc tìm qua mạng

 Chị Thủy Tiên từng làm nhân viên lễ tân tại một khách sạn 2 sao trên địa bàn TP. Huế. Sau thời gian nghỉ sinh hơn 6 tháng, chị cần đi làm trở lại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách lưu trú sụt giảm, nơi làm việc cũ đang "tinh giản" một số lao động, vì thế chị Tiên đành lên mạng tìm kiếm và đăng tin tìm việc để có nguồn thu trang trải cuộc sống gia đình.

 Cũng như chị Tiên, thời gian này, nhiều người lao động đã chọn cách vào các trang mạng chính thống hoặc các trang mạng xã hội như "Trang thông tin về việc làm-  XKLĐ và an toàn lao động Thừa Thiên Huế", "Tìm kiếm việc làm ở Huế"... để vừa đăng tìm việc, vừa cập nhật thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.

 Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Thừa Thiên Huế phải hoãn 6 phiên giao dịch việc làm. Kế hoạch Ngày hội việc làm vào tháng 4 sắp tới cũng sẽ phải lùi lại thời gian tổ chức.

 Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế  cho biết, để đảm bảo phòng dịch COVID-19, tránh lây nhiễm trong cộng đồng, mọi hoạt động, thông tin, tư vấn đều được đơn vị chuyển sang thực hiện bằng hình thức trực tuyến online và điện thoại. Tận dụng trang mạng của trung tâm, mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng, đơn vị chuyển tải kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN) trong, ngoài tỉnh và các đơn hàng đi lao động nước ngoài đối với từng ngành nghề, trình độ chuyên môn, vị trí việc làm.

 Theo Tư vấn viên Nguyễn Đức Sơn, Văn phòng đại diện tại Huế thuộc Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thời gian này, đơn vị vẫn tiếp tục tìm kiếm, tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thay vì trực tiếp "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, tư vấn cho từng lao động", thì nay, văn phòng SONA thông qua điện thoại, mạng xã hội để liên hệ, kết nối với đại diện ở địa phương như chủ tịch hội phụ nữ xã, hội nông dân xã... theo hình thức dây chuyền để cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ và kêu gọi người dân đăng ký tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài. Tạm thời trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, những người đã và đang đăng ký vẫn tiếp tục được hỗ trợ đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết... để sau dịch là có thể xuất cảnh lao động nước ngoài.

 Hỗ trợ tối đa

 Từ khi xuất hiện dịch COVID-19, định kỳ vào đầu tháng, Trung tâm DVVL phát hành bản tin việc làm hàng tháng trên trang "vieclamhue.vn" và fanpage "việc làm Huế" để thông tin cho DN, người lao động và các cơ sở giáo dục đào tạo về thông tin thị trường lao động, thông tin về các việc làm trống, nhu cầu tuyển dụng của DN, chính sách hỗ trợ và thông tin về lao động đi làm việc nước ngoài...

 Chẳng hạn qua trang mạng của Trung tâm DVVL, người dân biết được hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các DN như: ngành may xuất khẩu cần tuyển 650 người; du lịch, dịch vụ 755 người; kỹ thuật, chuyên ngành 369 người; lao động làm việc ngoài nước 2.426 người...

 Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 176 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Chỉ tiêu trong năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh có tối thiểu 1.800 lao động đi làm việc nước ngoài. Để tiếp tục đảm bảo, tạo nguồn lao động cung ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, cùng với những DN hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chủ động đăng ký đơn hàng tuyển lao động đến Sở LĐTB&XH, Trung tâm DVVL tổ chức liên kết đào tạo nguồn lao động về ngoại ngữ, tay nghề, giáo dục định hướng để giới thiệu, cung ứng cho các DN hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các chương trình phi lợi nhuận do Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước đăng tuyển.

 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để người lao động đang làm việc tại nước ngoài thường xuyên cập nhật được tình hình cũng như biết được các biện pháp phòng chống dịch cần thiết và nhận được những hỗ trợ khẩn cấp, Sở LĐTB&XH cũng đã tuyên truyền, khuyến cáo người lao động cài đặt ứng dụng "Kết nối người lao động đang làm việc ở nước ngoài" (COLAB SOS) trên các thiết bị di động do Trung tâm Lao động ngoài nước - Bộ LĐTB&XH phát triển từ năm 2019.

 Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX Hương Thủy
Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX. Hương Thủy

Sáng 24/2, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hương Thủy khai trương máy rút, gửi tiền mặt miễn phí tự động đa chức năng thế hệ mới (Autobank CDM) tại phòng giao dịch Thủy Dương (P. Thủy Dương). Đây là địa phương đầu tiên của TX. Hương Thủy lắp đặt hệ thống này.

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.