Thứ Ba, 17/04/2018 13:22

Từng bước khôi phục kinh tế

Dù chịu ảnh hưởng 2 đợt dịch COVID-19, bão và lũ song kinh tế của tỉnh vẫn có những gam sáng, đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bàn giải pháp khôi phục và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanhHội thảo quốc tế về khởi nghiệp và sáng tạoKhôi phục, phát triển kinh tế biểnKhắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất

Dệt may là một trong những ngành cần có kế hoạch để thích ứng với trạng thái bình thường mới

Tăng trưởng trong trạng thái mới

Sau giãn cách, kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới. Tuy có nhiều khó khăn song từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 777 doanh nghiệp (DN) và đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới (trong đó có hơn 570 DN) với tổng số vốn đăng ký gần 8.000 tỷ đồng, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 18,8% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Gần 190 DN tạm nhưng hoạt động cũng hoạt động trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước hơn 30.800 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch (KH) năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2020 tăng hơn 3% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng chung…Điều đó cho thấy, sau giãn cách, nền kinh tế trong trạng thái mới dần bình thường trở lại.

Đáng chú ý, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 19 dự án (DA) đầu tư mới với tổng vốn đăng ký hơn 4.650 tỷ đồng, trong đó có 5 DA vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới với vốn đăng ký 18,5 triệu USD. Một số DA lớn, như DA Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Công ty CP Công nghiệp chế tạo ô tô Bách Việt với mức đầu tư 2.655 tỷ đồng; DA Vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến đầu năm 2021 sẽ đưa máy bay vào cất cánh thương mại. Tỉnh điều chỉnh 24 DA, trong đó 8 DA giãn tiến độ, 3 DA tăng thêm vốn 184 tỷ đồng; xây dựng thông tin gần 200 DA, trong đó có 16 DA được công bố thông tin chi tiết sẵn sàng kêu gọi đầu tư.

Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư, 9 tháng năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 18.300 tỷ đồng, đạt gần 68% KH, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các DA chuyển tiếp. Vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương tiếp tục đầu tư vào những DA trọng điểm quốc gia trên địa bàn. Các DA trọng điểm quốc gia BT và BOT tiếp tục được hoàn thiện và thi công nhanh như DA La Sơn - Túy Loan, hầm Hải Vân giai đoạn II; đặc biệt DA di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế (giai đoạn I) đã cơ bản hoàn thành. Cùng với đó, số vốn giải ngân đầu tư công khoảng 2.000 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân đạt hơn 41,5% so với tổng vốn theo kế hoạch giải ngân trong năm. Trong đó, kế hoạch vốn giao từ đầu năm giải ngân ước đạt 54% (do giải ngân vốn ODA thấp khoảng 32%, vốn ngân sách địa phương 74%, vốn ngân sách Trung ương 69%).

Điểm sáng đáng chú ý, 9 tháng năm 2020, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.165 tỷ đồng, bằng 81% dự toán (DT), tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa hơn 5.870 tỷ đồng, đạt 83% DT, tăng 5%. Trong thu nội địa, thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài gần 1.900 tỷ đồng, bằng 82% DT, tăng 5%; thu tiền sử dụng đất gần 1.500 tỷ đồng, bằng 185% DT, tăng 57%. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 51.150 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm; trong khi dư nợ cho vay đạt 48.850 tỷ đồng, tăng 2,7%; chứng tỏ khả năng “hấp thụ” vốn trong và sau giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19 tương đối trong bối cảnh chung.

Tìm giải pháp thích ứng

Nguồn vốn DN trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư vào các DA gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng, như DA phức hợp Manor Crown, Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An. Nhiều DA chuyển tiếp được đẩy nhanh tiến độ để đưa vào hoạt động như các nhà máy thủy điện Alin B1, Alin B2, Rào Trăng 3, DA movenpic resort Lăng Cô. Đồng thời, đôn đốc 15 DA khởi công mới trong năm nay; trong đó đã có 2 DA khởi công mới: DA chung cư thương mại Minh Linh tại Khu đô thị Đông Nam Thủy An, DA nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắn chất lượng cao (Huế Premium Silica).

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện các DA chuyển tiếp. Đó là các DA: Laguna giai đoạn 2, Khu nghỉ dưỡng của Công ty Minh Viễn, hạ tầng khu công nghiệp của Công ty CP hello quốc tế Việt Nam, Nhà máy (NM) dệt Sunjin AT&C Vina, NM chế xuất Bilion Max Việt Nam, NM xử lý rác thải Phú Sơn, NM sản xuất găng tay bảo hộ và sợi PE của Công ty Kanglongda.

Tuy nhiên, khó khăn phía trước vẫn còn rất lớn. Nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát làm cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch trên địa bàn tỉnh gặp nhiều trở ngại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự ước tăng, song tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội giảm. Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa chịu ảnh hưởng mạnh khi tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới khiến đơn hàng giảm mạnh. Kim ngạch XNK hàng hóa giảm. Đặc biệt, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế 9 tháng đầu năm 2020 giảm 77% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch giảm từ 60-80%.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2020 chiều 6/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nêu 8 giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2020; trong đó các “tư lệnh ngành” cần chủ động giải pháp thích ứng.

Dịch vụ du lịch là một trong những lĩnh vực cần được khôi phục trong bối cảnh khó khăn chung; tập trung nhóm giải pháp trọng tâm phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới phù hợp với xu thế hiện nay và xúc tiến quảng bá sản phẩm; triển khai chương trình kích cầu du lịch sau giãn cách xã hội. Đồng thời, tổ chức các sự kiện, lễ hội trọng điểm như: Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài… kết nối thị trường du lịch khu vực, liên kết, đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới, xây dựng Huế xanh – sạch – sáng- thân thiện, trở thành điểm đến du lịch an toàn cho du khách và cộng đồng...

Tỉnh đang rà soát, đôn đốc triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các DA phát triển hạ tầng sản xuất, khu du lịch…để đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị đến nay đạt 36%; riêng từ đầu năm đến nay đã công nhận 3 đô thị mới đạt tiêu chí loại V: La Sơn, Vinh Thanh, Phong An; lũy kế đến nay có 14 đô thị, nâng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 54%.

Bài, ảnh: Bạch Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.