Chủ Nhật, 10/04/2016 14:39

Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi

Thanh thiếu niên và những năm đầu của tuổi trưởng thành là thời điểm cuộc sống bắt đầu chứng kiến nhiều sự thay đổi.

Rối loạn sức khỏe tâm thần có thể tiêu tốn 16 nghìn tỷ USD đến năm 2030Ấn Độ xuất bản đầu sách giáo dục trẻ em bảo vệ môi trườngBệnh tâm thần: “trở ngại lớn” cho sự phát triển của toàn cầu1/4 phụ nữ trẻ ở Anh bị lo lắng và trầm cảmNgười di cư tị nạn có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tâm thần

Ảnh minh họa: WHO

Đơn cử như chuyển trường, thoát ly gia đình, vào đại học hoặc bắt đầu một công việc mới. Đối với một số cá nhân, gian đoạn này có thể rất thú vị. Tuy nhiên, thanh thiếu niên cũng có thể đối mặt với một số thách thức, rào cản nhất định như stress, sợ hãi... Trong một số trường hợp, nếu tình trạng tâm lý tiêu cực này không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhiều khả năng có thẻ dẫn đến các bệnh lý về tâm thần.

Việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh sẽ hỗ trợ cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhưng cũng có thể tăng thêm áp lực, cũng như gây ra chứng nghiện thế giới ảo. Ngoài ra, các chứng bệnh tâm thần cũng dễ xuất hiện đối với các thanh thiếu niên sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, thiên tai và dịch bệnh.

Theo thống kê, ước tính có đến ½ số ca mắc bệnh tâm thần là thanh thiếu niên trong độ tuổi 14. Song phần lớn các trường hợp này đều không được phát hiện và điều trị. Ngoài ra, trầm cảm chiếm đến 1/3 nguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần của tuổi trẻ. Tử vong là nguyên nhân lớn thứ hai, thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 15 – 29. Sử dụng bia rượu, chất kích thích, rối loạn ăn uống... cũng là những vấn đề đáng quan tâm.

May mắn thay, ngày càng có nhiều công nhận về tầm quan trọng của việc hỗ trợ thanh thiếu niên xây dựng sức khỏe tâm thần vững chắc từ những năm đầu đời để đối phó tốt hơn với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nhiều bằng chứng cho thấy cải thiện và bảo vệ sức khỏe của thanh thiếu niên không những đem lại lợi ích cho giới trẻ, mà còn tạo nên nhiều lợi ích cho kinh tế và xã hội, nhất là khi những thế hệ thanh thiếu niên khỏe mạnh sẽ đóng góp rất lớn vào lực lượng lao động, giúp đỡ rất nhiều cho gia đình, cộng đồng, xã hội.

Vào năm 2018, chủ đề của ngày sức khỏe tâm thần thế giới là: Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi. Nhìn chung, vẫn còn rất nhiều nhiệm vụ cần được hoàn thành để xây dựng sức khỏe tâm thần tốt cho thế hệ tương lai từ sớm, với mục tiêu ngăn ngừa tâm lý đau khổ và phòng bệnh tâm thần cho thanh thiếu niên, người trưởng thành, cũng như tăng cường phác đồ chữa trị hiệu quả cho những người đã mắc bệnh.

Công tác phòng ngừa cần bắt đầu bằng việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh tâm thần. Phụ huynh và nhà trường cũng cần hỗ trợ các em đối diện và vượt qua tốt hơn các áp lực trong việc học hành và cuộc sống. Triển khai các chương trình huấn luyện bài bản cho nhân viên y tế để cải thiện khả năng phát hiện và điều trị bệnh tâm thần.

Về phía chính phủ, cần đầu tư kỹ lưỡng trong tất cả mọi mặt, kết hợp tăng cường sự quan tâm của xã hội, các lĩnh vực như y tế, giáo dục... Sự đầu tư này cần được liên kết với các chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho tất cả mọi người để cùng nhau vượt qua vấn nạn này.

Đan Lê (Lược dịch từ WHO)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.