Thứ Tư, 20/07/2016 19:14

Tương lai tươi sáng cho ngành dịch vụ tài chính ASEAN

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đông Nam Á dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 5,6% trong vài năm tới và được kỳ vọng sẽ trở thành khối thương mại lớn thứ 4 toàn cầu vào năm 2050.

ASEAN 2019: Những định hướng ưu tiênASEAN và những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Có thể nói, trong thập kỷ qua, ngành dịch vụ tài chính ở Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Cách tiếp cận tích hợp trong lĩnh vực này đã tạo điều kiện cho những bước tiến lớn về kinh tế, với sự gia tăng trong GDP khu vực được xem như một minh chứng cho kế hoạch đúng đắn giữa các nước thành viên ASEAN. Cùng với kế hoạch chi tiết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025, khối này hiện đang tìm cách nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, tác giả bài viết trên tờ ASEAN Post nhận định.

Dịch vụ tài chính được xem là mấu chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của một khối kinh tế. Ảnh: Insurance Journal

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đông Nam Á dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 5,6% trong vài năm tới và được kỳ vọng sẽ trở thành khối thương mại lớn thứ 4 toàn cầu vào năm 2050.

Giới chuyên gia cho rằng, dịch vụ tài chính là mấu chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của một khối kinh tế. Khi các ngân hàng và công ty bảo hiểm mở rộng ra khỏi biên giới một quốc gia, chúng đồng thời cũng tạo điều kiện cho dòng vốn, lao động, thương mại và các bí quyết kinh doanh vượt qua các ranh giới đó. Do đó, bất kỳ sự giới hạn nào nếu đưa vào dòng chảy này chắc chắn sẽ hạn chế một hệ sinh thái tài chính cởi mở và sôi động hơn.

Đồng thời, mức sống của người dân trong khu vực sẽ tiếp tục tăng lên. Trong thập kỷ qua, sức mua của hộ gia đình đã tăng đáng kể, biến khu vực này thành một trung tâm thịnh vượng cho nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, quy mô tầng lớp tiêu thụ ở ASEAN ước tính sẽ tăng gấp đôi từ 81 triệu lên 163 triệu người vào năm 2030. Theo dự đoán, châu Á sẽ chiếm hơn ½ tổng dân số trung lưu toàn cầu vào năm 2020, với ASEAN chiếm hơn 2.000 tỷ USD tiêu thụ tăng thêm của lục địa.

Tự do hóa thị trường

Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN mang lại một cách tiếp cận chung cho các sáng kiến tự do hóa và hội nhập theo khẩu hiệu của AEC, với các mục tiêu chính đã được đặt ra hoặc đang trong quá trình thực hiện ở khắp các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm xóa bỏ các hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính trong nội bộ ASEAN của các tổ chức tài chính ASEAN, xây dựng năng lực và cơ sở hạ tầng để phát triển và hội nhập thị trường vốn ASEAN, tự do hóa dòng vốn trên toàn khu vực, cũng như hài hòa các hệ thống thanh toán. The ASEAN Post cho rằng, nhiều tiến bộ đáng kể đã được thực hiện nhằm thúc đẩy một dòng vốn tự do hơn và kết nối tốt hơn giữa các thị trường vốn ASEAN, thông qua nhiều sáng kiến được đưa ra trong Diễn đàn thị trường vốn ASEAN.

Để có thể phát huy hết tiềm năng và nâng cao hiệu quả, các nhà phân tích nhấn mạnh rằng, một nhiệm vụ quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần lưu tâm là thiết kế và áp dụng các chính sách để hỗ trợ một hệ thống ngân hàng tích hợp cả về mặt hiệu quả và khả năng phục hồi. Song song đó, các khung pháp lý và giám sát phải hài hòa để tốc độ hội nhập tài chính có thể được đẩy nhanh giữa các nước thành viên ASEAN.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM