Chủ Nhật, 24/01/2016 14:11

UNDP cảnh báo rủi ro đối với đà phát triển kinh tế toàn cầu

Đại diện Liên Hiệp quốc, Tổng giám đốc UNDP Achim Steiner kêu gọi lãnh đạo các nước cần nhanh chóng đề ra chính sách giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người.

Gia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng khôngVai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Chính quyền các nước cần nhanh chóng hành động để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và mang lại thịnh vượng lâu dài cho đất nước và người dân. Ảnh: Devdiscourse

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thủ đô Buenos Aires (Argentina), Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) Achim Steiner thừa nhận nền kinh tế toàn cầu đã đạt được một số cải thiện nhất định, song cùng lúc các rủi ro ảnh hưởng đến đà phát triển trong tương lai cũng đang xuất hiện ngày một nhiều.

Đại diện Liên Hiệp quốc, Tổng giám đốc Achim Steiner kêu gọi lãnh đạo các nước cần nhanh chóng đề ra chính sách giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người. Trong trường hợp chuỗi kế hoạch đối phó diễn ra quá chậm, nhiều khả năng tất cả các quốc gia trên thế giới đều sẽ chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Lời cảnh báo không chỉ dành riêng cho các nước phát triển, mà còn nhấn mạnh đến sự bấp bênh của nhiều quốc gia mới nổi hoặc đang trên đà phát triển, nhất là khi rủi ro về nợ tăng lên nhanh chóng ở các nước này có thể là nguyên nhân gây nên những cú sốc tài chính tiềm ẩn khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

“Xét về tổng thể, kế hoạch tài chính phải đóng vai trò quan trọng nhất nhằm tạo ra lợi ích cho các nền kinh tế thông qua sự ổn định và khả năng phục hồi cao hơn. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố tiên quyết hỗ trợ bình ổn trong nhiều lĩnh vực khác như xã hội, bảo đảm chất lượng môi trường và giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Cũng theo vị tổng giám đốc này, các nước G20 cần đẩy mạnh vai trò của mình trong công tác tăng cường các phương pháp tiếp cận, hợp tác đa phương để cắt giảm các chính sách thuế nặng nề, giải quyết tình trạng cạnh tranh không công bằng ngay trong thời buổi kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, việc thực hiện kịp thời chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững sẽ là những điểm tựa quan trọng, hỗ trợ các nước G20 đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tình hình hiện tại.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.

Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại
Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mại

Sáng 10/2, lãnh đạo Sở Xây dựng thông tin, theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh số 3456/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/1/2021, từ nay đến năm 2025 các sở, ban, ngành chức năng liên quan tập trung kêu gọi 48 dự án (DA) nhà ở xã hội và thương mại.