Thứ Năm, 18/02/2016 14:51

Ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất các trang trại nhỏ

Doanh nghiệp khởi nghiệp MyCrop Technologies của Ấn Độ vừa sản xuất một ứng dụng trên điện thoại di động, có thể giúp tăng năng suất nông nghiệp ở khu vực châu Á và thậm chí vượt ra ngoài khu vực, mang lại lợi ích cho cả nông dân và người tiêu dùng.

Singapore ứng dụng công nghệ giao thông hàng hải mớiCông nghệ di động cho phép tiếp cận với các ca nhiễm HIV ở vùng sâuHàn Quốc lên kế hoạch xây dựng "thành phố thông minh" ở CampuchiaUNESCO & UNOSAT hợp tác, sử dụng công nghệ không gian địa lý để bảo vệ di sản văn hóaVai trò quan trọng của Công nghiệp 4.0 trong ngành sản xuất ở Đông Nam Á

Một nông dân rải phân bón trên ruộng lúa ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo tạp chí Nikkei Asian Review ngày 18/8, ứng dụng công nghệ này sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và học máy để cung cấp thông tin chi tiết về cách gia tăng sản lượng, loại cây trồng tốt nhất cho một loại đất nhất định và thời điểm để trồng chúng.

Khoảng 2.000 nông dân ở Ấn Độ và một số lượng nông dân tương đương ở tỉnh Bắc Sumatra của Indonesia đang sử dụng ứng dụng công nghệ này.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Nikkei Asian Review, nhà đồng sáng lập của MyCrop Technologies, ông Deepak Pareek cho rằng, công ty đang thảo luận với Chính phủ và các bên liên quan ở Thái Lan, Việt Nam và Philippines để giới thiệu nền tảng công nghệ này ở các quốc gia này.

Ngoài ra, ông Pareek cũng được các cơ quan chức năng ở Kenya trao đổi để kiểm tra việc ứng dụng nền tảng công nghệ ở khu vực này. Theo doanh nhân công nghệ Pareek, Tây Ban Nha cũng là một thị trường tiềm năng khác.

Ông Pareek cho hay: “Vào năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ứng dụng này đến với 10.000 nông dân. Ứng dụng có thể được tập trung vào năng suất, chi phí, lao động, chúng tôi đang có tất cả các dữ liệu, người dùng có thể quan sát những người nông dân cụ thể về những việc họ đang làm, ở giai đoạn nào, ở vị trí nào, hay trạng thái của cây nông nghiệp…".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển đô thị thông minh bền vững
Phát triển đô thị thông minh bền vững

Tiếp tục diễn đàn “Huế - Sáng tạo để phát triển bền vững” năm 2022 do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức, chiều 16/12, diễn đàn quốc tế “Phát triển đô thị thông minh cho Thừa Thiên Huế” đã chia sẻ những giải pháp để Thừa Thiên Huế phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh.

Tiếp cận sản xuất thông minh và đổi mới sáng tạo
Tiếp cận sản xuất thông minh và đổi mới sáng tạo

Tăng năng suất là giải pháp then chốt không chỉ thúc đẩy doanh nghiệp (DN) tăng trưởng, mà còn đưa nền kinh tế và phúc lợi xã hội phát triển bền vững. Ngành khoa học và công nghệ (KHCN) tỉnh đang tập trung vào các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất dựa trên nền tảng số và đổi mới sáng tạo (ĐMST).