Thứ Hai, 23/03/2020 14:45

Ứng dụng công nghệ số ở đài truyền thanh cơ sở

Loa truyền thanh thông minh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) thế hệ mới đang là giải pháp đột phá về chuyển đổi số (CĐS) của hệ thống đài truyền thanh cơ sở (TTCS). Tại Thừa Thiên Huế, hệ thống này được lắp đặt thí điểm tại một số xã, phường, phát huy hiệu quả tốt hơn trong việc truyền tải tin tức, thông tin tuyên truyền đến người dân.

Công nghệ số & hành trình quảng bá di sản, thúc đẩy du lịchVinh danh TOP 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022

Anh Lê Đình Phước Thành đang vận hành tiếp sóng tại Đài Truyền thanh phường Hương Văn

Nhiều ưu điểm

Phong Điền là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT tại 3 xã Phong Sơn, Phong Hòa và Điền Hải.

Vận hành hệ thống này, người phụ trách chuyên môn chỉ cần soạn thảo bản tin hoặc các thông báo của địa phương trên phần mềm truyền thanh thông minh. Sau khi được lãnh đạo duyệt nội dung, cán bộ phụ trách chỉ cần một thao tác nhấp chuột vào phần chuyển đổi văn bản sang giọng nói, phần mềm sẽ tự động đọc văn bản rất “chuyên nghiệp” và thực hiện phát sóng theo yêu cầu.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Phong Điền Thái Ngọc Thuận cho biết, việc đưa hệ thống đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT với những tính năng hiện đại vào sử dụng bước đầu phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân. “Ở đâu có sóng 3G/4G là ở đó có truyền thanh, chất lượng âm thanh tốt, hiệu quả thông tin, tuyên truyền cao”, ông Thuận nói.

Tại Hương Trà, Đài Truyền thanh phường Hương Văn là đơn vị đầu tiên của thị xã đưa ứng dụng số vào truyền thanh cơ sở từ đầu năm nay.

Chỉ cần 1 chiếc máy tính kết nối internet, vài thao tác đơn giản là anh Lê Đình Phước Thành - cán bộ vận hành Đài Truyền thanh phường Hương Văn có thể cài đặt lịch phát tự động cho đài truyền thanh phường.

Anh Thành chia sẻ: Hiện chúng tôi đang vận hành hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-VT với các thiết bị kỹ thuật gồm: 1 máy tính được cài đặt phần mềm quản lý hệ thống; 16 cụm loa ứng dụng số (14 cụm còn lại là FM không dây); bộ thu phát sóng lắp sim 4G, hệ thống chuyển đổi và số hóa…

“So với hệ thống đài hữu tuyến trước kia thì loại hình truyền thanh thông minh này có nhiều ưu điểm vượt trội như: Không cần dây dẫn, gọn nhẹ, dễ điều khiển vận hành thiết bị, chất lượng âm thanh rõ ràng. Việc tạo lập, kiểm soát, thu âm phát thanh từng bản tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng; qua đó, giúp tiết kiệm thời gian, công sức trong vận hành đài”, anh Thành bày tỏ.

Đột phá về chuyển đổi số

Những năm qua, hệ thống TTCS trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò, chuyển tải kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đến Nhân dân. Dù không còn được chú trọng như trước, nhưng trong những tình huống đặc biệt, khó có loại hình truyền thông nào thay thế được vai trò của TTCS, nhất là trong thiên tai, bão lũ, trong dịch COVID-19…

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao vị thế lĩnh vực TTCS trong bức tranh CĐS của toàn tỉnh, thực hiện tốt các mục tiêu trọng tâm tại Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT”, từ năm 2019 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, CNTT (MobiFone) thực hiện triển khai thí điểm hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT–VT tại địa bàn các xã thuộc huyện Phong Điền; đồng thời là địa phương tiên phong trong việc vận hành thí điểm Hệ thống thông tin nguồn tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã với nhiều hiệu quả tích cực.

Giám đốc Sở TT&TT – ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng: Việc đầu tư loa truyền thanh thông minh là giải pháp CĐS tối ưu cho các đài TTCS, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt, phát thanh trên diện rộng, kịp thời; qua đó, làm tăng hiệu quả công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền ở cơ sở và bắt kịp xu thế phát triển của thời đại 4.0.

 Sự “thông minh” của truyền thanh không dây đem đến người nghe nhiều lựa chọn tiếp nhận thông tin. Cùng một khung giờ, mỗi cụm loa khác nhau có thể phát những thông tin khác nhau, giọng đọc khác nhau, phù hợp với văn hóa từng vùng, miền và nhu cầu, “sở thích” tiếp nhận thông tin của người nghe. “Tuy nhiên, việc CĐS trong lĩnh TTCS cụ thể là từ truyền thống sang “thông minh” mới chỉ dừng ở mức tiếp cận ban đầu, còn nhiều địa phương, cán bộ chưa thực sự được tiếp cận với mô hình mới vì các nguyên nhân khách quan từ thực tế của địa phương”, ông Sơn cho hay.

Theo ông Thái Ngọc Thuận, đây là công nghệ mới, địa phương mới sử dụng ở một số cụm loa, còn lại vẫn sử dụng truyền thanh truyền thống (hữu tuyến và vô tuyến). “Sau thời gian thí điểm, cùng với Sở TT&TT, chúng tôi sẽ có đánh giá, rút kinh nghiệm, tổng kết hiệu quả và những hạn chế của hệ thống truyền thanh ứng dụng số và có đề xuất, cải tiến để đảm bảo công tác vận hành chất lượng hơn cũng như nhân rộng trong thời gian tới”, ông Thuận thông tin.

Mới đây (8/9), Sở TT&TT phối hợp với Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực III tổ chức tập huấn vận hành hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh và đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT cho cán bộ, lãnh đạo phụ trách công tác thông tin cơ sở cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Lớp tập huấn là cơ hội giúp các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận hành đài truyền thanh cấp xã tiếp cận các dịch vụ, giải pháp nền tảng để triển khai CĐS trong lĩnh vực TTCS.

Bài, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Bám cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Bám cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phát huy chức trách, nhiệm vụ được giao, nhiều cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị công an trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng, bám nắm địa bàn, gần dân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị
Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị

Với mục tiêu đưa công tác quản lý đô thị (QLĐT) ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp, Đội QLĐT TP. Huế đã thành lập Tổ Quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) và triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thị trên địa bàn.