Chủ Nhật, 19/04/2020 06:45

Ứng phó với bão, mưa lũ: Từ thực tế, càng thêm kinh nghiệm

Liên tiếp các trận mưa bão, lũ lụt thời gian qua giúp lực lượng cán bộ, chiến sĩ công an các đơn vị, địa phương trực thuộc Công an tỉnh thêm kinh nghiệm trong ứng phó, cứu nạn, cứu hộ...

Đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh sau lũChủ động ứng phó, đảm bảo cuộc sống người dân sau lũNeo giữ lồng bè bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sảnNam Đông: Chủ động ứng phó với sạt lở, lũ lụt và gió bãoCấp điện an toàn trong mùa mưa bão

Lực lượng công an hỗ trợ người dân khi nước lũ lên cao

Chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Mới đây, ngay sau khi nhận tin báo, hàng chục người dân, sinh viên… bị uy hiếp tính mạng do nước lũ đột ngột dâng cao tại xóm Gióng, phường An Tây (TP. Huế), dù trời tối, mưa tầm tã, nước lũ chảy xiết, các cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an tỉnh đã triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.      

Với địa hình khá phức tạp, nước ở đây lên rất nhanh và chảy mạnh, không chỉ gây nguy hiểm cho người dân và ngay cả lực lượng cứu nạn, cứu hộ. Vượt qua tất cả khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh đã triển khai các phương án để đưa hàng chục người dân; trong đó, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già yếu, sinh viên đến trú ẩn tại Công an phường An Tây an toàn. Tại đây, cấp ủy, chính quyền phường An Tây đã cùng với công an phường, Công an TP. Huế bố trí chỗ nghỉ cho người dân, yên tâm trú, tránh mưa lũ.

Tại rốn lũ xã Quảng Thành (Quảng Điền), liên tục những ngày qua, nước lũ ngập sâu, bao vây tứ phía. Từ thực tiễn địa bàn “chưa mưa đã lụt”, cán bộ, chiến sĩ Công an xã Quảng Thành đã chủ động ứng phó với bão, mưa lớn một cách linh hoạt, hiệu quả.

“Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, vật lực để ứng phó với mùa mưa gió, bão lũ là một chuyện, nhưng điều quan trọng là phải chủ động tất cả các phương án và bao giờ cũng phải thường xuyên bám địa bàn, từng khu vực. Có như vậy, dù bão lũ như thế nào, khó khăn, vất vả ra sao, nhưng rồi cũng vượt qua. Điều quan trọng là, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ ứng cứu tài sản, tính mạng cho người dân khi bão lũ đến”, Trung tá Vương Hưng Long, Trưởng Công an xã Quảng Thành chia sẻ.  

Tại các địa phương, vùng thấp trũng, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn mỗi khi mưa bão đến như: Quảng Điền, Phú Lộc, A Lưới, Phú Vang, Phong Điền… lực lượng công an luôn sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương để ứng phó với mưa bão.

Lực lượng công an hỗ trợ người dân khi nước lũ lên cao

Không được chủ quan, lơ là

Với địa bàn thấp trũng như huyện Quảng Điền, có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra. Đó là, chủ động hơn trong chuẩn bị các phương án ứng phó với thiên tai. Phương án càng kỹ lưỡng, càng chu đáo thì càng thành công. Bên cạnh đó, con người cũng là yếu tố rất quan trọng.

“Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn bám sát cơ sở để chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ. Đơn cử như, trước mùa mưa bão, Ban Chỉ huy Công an huyện Quảng Điền đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ tổng kiểm tra các loại phương tiện giao thông đường thủy, hệ thống thiết bị an toàn giao thông trên phá Tam Giang, các cọc tiêu, biển báo trên các tuyến đường có khả năng ngập lụt như QL 49B, TL 11A, 4B, 19B… kiến nghị các ngành chức năng sửa chữa kịp thời”, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền chia sẻ. 

Mưa lớn những ngày qua trên địa bàn tỉnh xảy ra lũ lớn và sạt lở đất đá, nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã ngập nước… lực lượng CSGT công an các huyện, thị xã, TP. Huế phối hợp Phòng CSGT Công an tỉnh tập trung huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ phối hợp tuần tra, điều hòa, hướng dẫn giao thông.

Ở những nơi mực nước ngập sâu gây nguy hiểm người và phương tiện, các lực lượng chức năng lập rào chắn, đặt biển cấm các phương tiện lưu thông qua lại để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, mỗi khi mưa bão, lũ lụt xảy ra, lực lượng công an đều huy động 100% quân số để về tận địa bàn cùng cấp ủy, chính quyền lo cho dân. Qua các đợt thiên tai xảy ra từ đầu năm 2022 đến nay, toàn lực lượng công tác tỉnh rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.

Trong đó, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là từ việc nhỏ đến việc lớn trong ứng phó với thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, mà luôn chủ động, sáng tạo, sẵn sàng trong mọi tình huống. Chính nhờ triển khai nghiêm túc của lực lượng công an và cấp ủy chính quyền, địa phương trong toàn tỉnh, nên giảm thiểu những rủi ro đến mức thấp nhất.

Các hành động của chiến sĩ công an trong thiên tai như: Đưa sản phụ vượt qua nước lũ, sơ cứu kịp thời người dân bị tai nạn hay cõng cụ già đi tránh lũ… mới đây là những hành động đẹp, dũng cảm của lực lượng công an toàn tỉnh được người dân ghi nhận, khen ngợi.

Bài, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường
Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.