Thứ Năm, 05/01/2017 06:48

Ung thư là thảm họa của châu Á

Tờ Asia One ngày 4/7 đưa tin, ung thư là một trong những thủ phạm gây nên tử vong ở châu Á, các chuyên gia nhận định nhiều khả năng tình trạng này xuất hiện là do lối sống không phù hợp của người dân.

Béo phì gây ra nhiều ca ung thư hơn hút thuốcỨng cử viên Thủ tướng Anh thừa nhận cần EU hỗ trợ khi Brexit không thỏa thuậnTổng thống Putin: Nga sẵn sàng làm việc với thủ tướng mới của AnhNhiều sự kiện đa phương nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 34Thứ trưởng Lê Hoài Trung họp báo sau khi Việt Nam trúng cử

Giải quyết từ tận gốc là biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc ung thư ở châu Á. Ảnh minh họa: The Georgia Institute for Global Health

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại trực tràng là những chủng bệnh nằm trong top 5 về tỷ lệ tử vong. Trong đó, ung thư phổi gây ra số trường hợp tử vong cao nhất, theo sau là ung thư gan và ung thư đại trực tràng với mức độ thương vong cao nhất ghi nhận tại Đài Loan.

Trong một diễn biến có liên quan, trên thế giới, châu Á có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao hơn bất kỳ khu vực nào khác, song cùng lúc, tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới lại thấp nhất. Vì lý do này, số ca mắc ung thư phổi đã và đang chứng kiến mức tăng ngày càng cao, song tỷ lệ tử vong gây nên bởi bệnh này vẫn không bằng các chủng bệnh khác.

Về số liệu cụ thể, ung thư là nguyên nhân chiếm 28,2% tổng số ca tử vong tại Đài Loan. Điều này tương đương với việc vào năm 2018, cứ 10 phút sẽ có 1 người Đài Loan tử vong do ung thư.

Được biết, chế độ dinh dưỡng và khói thuốc là các tác nhân đứng đằng sau số ca ung thư cao ngất ngưởng như hiện nay. Sự thật này được củng cố bởi thị trường của hàng tiện lợi cung cấp đồ ăn thiếu lành mạnh phát triển mạnh mẽ tại các nước Đông Nam Á.

Không chỉ riêng Đông Nam Á, tại châu Á nói chung, với việc Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nổi bật là những cái tên hàng đầu khi nhắc đến thực phẩm làm sẵn tiện lợi, tỷ lệ béo phì tại các nước có thể nói là cao đáng kinh ngạc. Chế độ ăn không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng mất cân bằng của người tiêu dùng, kết hợp với hậu quả của tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, béo phì và nhiều chủng ung thư khác khá cao chính là nguyên nhân tác động đến tỷ lệ tử vong của các quốc gia. Theo thống kê của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW), tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì tại đây đã tăng cao trong giai đoạn từ năm 2014 – 2017.

Nhằm giải quyết vấn đề này, các quốc gia cần xem xét tác hại của việc lựa chọn tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh bán sẵn tại các cửa hàng tiện lợi đối với cư dân. Trong lúc cần phải công nhận rằng nhiều cửa hàng tiện lợi mở ra sẽ hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống của người dân, song cùng lúc chúng cũng để lại hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người.

Đan Lê (Lược dịch từ Asia One News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.