Thứ Tư, 08/01/2020 21:21

Vài nhận xét về đề thi tổ hợp khoa học xã hội năm 2022

Kỳ thi Tốt nghiệp Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022 diễn ra trong hai ngày mồng 7 và mồng 8/7.

Đề thi có tính phân loại caoTuyệt đối không chủ quan, lơ là trong ngày thi tốt nghiệp cuối THPTKhông có thí sinh vi phạm quy chế trong ngày thi đầu tiên

Nguyễn Thị Hoa Phượng 

Thí sinh ra về vui vẻ sau khi làm bài thi dự kỳ thi. Ảnh: Th. Hương

Qua thăm dò ý kiến của học sinh, đa số các em cho rằng, đề thi 3 môn tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH) năm nay tương đối dễ thở. Em Nguyễn Trần My Na, học sinh lớp 12B5 trường THPT Gia Hội nhận xét rằng: “Đề thi 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân năm nay khá dễ, đa số các bạn đều làm được bài”.

Một số học sinh cho rằng, trong 3 môn thuộc tổ hợp KHXH thì đề thi môn Địa lý khó hơn, đề thi môn Lịch sử không quá khó. Em Trương Bá Chu Uyên, học sinh lớp 12A7, trường THPT Hai Bà Trưng cho rằng: “Đề thi môn Địa lý khá dài và khó hơn so với hai môn tổ hợp KHXH còn lại. Tuy nhiên, nếu các bạn học sinh biết cách sử dụng Atlat thì có thể làm được khoảng 15 câu”.

 So với năm trước, đề thi môn Lịch sử có phần dễ hơn. Thầy Trần Minh Đức, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT Hai Bà Trưng nhận xét rằng: “Năm ni đề thi môn Lịch sử không khó như năm trước, đề thi có độ phân hoá cho học sinh tham gia xét tuyển vào các trường đại học. Học sinh chỉ cần nắm kiến thức cơ bản thì có thể làm được. Phổ điểm trung bình khoảng 6 - 7 điểm, sẽ có thể xuất hiện nhiều điểm 8, 9. Đề có sự phân hoá ở mức độ điểm 9 - 10”. Đề thi theo phản ánh chung của một số em học sinh là không quá khó và dài như năm trước, nếu học sinh dùng môn Lịch sử để xét tốt nghiệp thì sẽ dễ dàng đạt điểm trung bình hơn so với đề thi năm 2021.

Đối với đề thi môn GDCD, cũng như đề thi môn Lịch sử và Địa lý, đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung các câu hỏi trong đề thi môn GDCD chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và một số bài trong chương trình học kỳ I của lớp 11. Theo nhận định chung của giáo viên dạy môn GDCD và học sinh thì đề năm nay không khó so với năm trước. Phổ điểm trung bình từ 7-8 điểm. Sẽ có nhiều học sinh có điểm 9,10. Tuy nhiên, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức thì cũng khó thể đạt được điểm cao. Nhất là 4 câu kiến thức lớp 11 thuộc mức độ nhận biết nhưng nếu học sinh không nắm kiến thức cơ bản sẽ không làm được bài.

Cũng như năm trước, đề thi môn GDCD năm nay có sự phân bổ mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao phù hợp. Trong đó có 20 câu hỏi mức độ nhận biết, chiếm tỷ lệ 50%, 10 câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu, tỷ lệ 25% và 10 câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao, chiếm tỷ lệ là 25%. Nội dung các câu hỏi vận dụng cao là những tình huống mang tính thực tiễn, không quá khó đối với học sinh nhưng để làm được những câu hỏi vận dụng cao với những tình huống khá dài, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức bài học, có kỹ năng phân tích và giải quyết tình huống mà còn phải chú ý đọc kỹ đề, xâu chuỗi kiến thức và lập luận chính xác.

Khác với đề thi các năm trước, nội dung bài 1: “Pháp luật và đời sống” và bài 5: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” được đưa vào đề thi năm nay. Mức độ phân hóa của đề không cao. Nhiều học sinh sẽ đạt điểm cao môn GDCD do biết cách học, nắm vững chuẩn kiến thức và có kỹ năng xử lý hình huống.          

Qua hai ngày thi với thời tiết nắng nóng gay gắt của mùa hè, những thí sinh 2k4 năm nay đã nỗ lực hết mình để chứng minh kết quả của 12 năm đến trường. Thầy cô giáo dạy trung học phổ thông đã hoàn thành nhiệm vụ đưa thêm một chuyến đò rời bến để đến với một cánh cổng mới của cuộc đời.

Nguyễn Thị Hoa Phượng

                                                                             

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao bằng cho hơn 200 tân tiến sĩ, thạc sĩ
Trao bằng cho hơn 200 tân tiến sĩ, thạc sĩ

Sáng 7/1, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức lễ trao bằng tiến sĩ và thạc sĩ năm 2023 cho các nghiên cứu sinh và học viên cao học đã hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu.