Thứ Ba, 06/10/2015 14:15

Văn hiến kinh kỳ, nơi văn hóa Việt hội tụ và tỏa sáng

Văn hiến kinh kỳ là một trong những chương trình “đinh” của Festival Huế 2018, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dàn dựng và thực hiện. Từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã tích cực luyện tập để chương trình có thể “chạy” một cách tốt nhất.

Festival Huế 2018 có nhà tài trợ Vàng400 tình nguyện viên tham gia tập huấn phục vụ Festival Huế 2018Tuyển Liên lạc viên phục vụ Festival Huế 2018Đường chân trời lần đầu tiên tham dự Festival Huế 2018Không dàn trải và chạy theo số lượng

Điềm lành mở lối (Đồ họa: NP. Hải Trung)

“Nhiệm vụ” của Văn hiến kinh kỳ là giới thiệu vẻ đẹp của “Huế - 1 điểm đến 5 di sản”, gồm: Quần thể kiến trúc cung đình Huế, Nhã Nhạc, Mộc bản, Châu bản và Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Vì vậy, chương trình sẽ kết hợp nhiều yếu tố trong nghệ thuật cung đình và nghệ thuật truyền thống Huế, như: hát múa, hoạt cảnh, ngâm thơ, âm nhạc, cộng hưởng cùng hiệu ứng âm thanh, tương tác màn hình led, hiệu ứng ánh sáng, khói màu, pháo hoa kỹ thuật…, giúp người xem vừa lĩnh hội câu chuyện lịch sử, vừa cảm nhận những giá trị văn hóa qua những trò diễn ước lệ hấp dẫn. Tất cả được xâu chuỗi, hòa quyện đan xen làm nổi bật câu chuyện lịch sử hào hùng về đất nước Việt Nam trong thế kỷ XIX: Công cuộc xây dựng kinh đô, thực thi chủ quyền đất nước, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ...

Bằng lối kể ước lệ, Văn hiến kinh kỳ lần lượt giới thiệu về quần thể kiến trúc cung đình Huế, Nhã nhạc, Thơ trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản, Châu bản qua các chương: Thống nhất giang sơn, Đất nước thái bình và Ngàn năm văn hiến.

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn của Văn hiến kinh kỳ, câu chuyện được mở ra khi vó ngựa trường chinh của vua Gia Long bôn ba khắp nơi tìm cách thống nhất đất nước, đến giang sơn thống nhất, xây dựng kinh đô, phát triển các giá trị văn hóa tinh thần, thực thi chủ quyền lãnh thổ... Điều này, đã góp phần trao truyền một cách mạnh mẽ để các giá trị văn hóa bao đời hội tụ, kết tinh và tỏa sáng, tạo nên một nền văn hiến trường tồn. Ngoài 5 di sản văn hóa Huế đã được UNESCO và tổ chức của UNESCO công nhận, Văn hiến kinh kỳ còn được khéo léo lồng ghép, giới thiệu về nhiều giá trị có liên quan khác, như: điệu hát chầu văn, dòng sông Hương tâm linh, nghệ thuật đúc đồng truyền thống Huế và các bảo vật quốc gia súng thần công, Cửu đỉnh…

Tại sao lại là Văn hiến kinh kỳ? Ông Nguyễn Phước Hải Trung, chia sẻ: Đây là vở diễn không phải của riêng Huế mà là đại diện của cả nền văn hóa Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, dòng chảy văn hóa Việt Nam được hội tụ và tỏa sáng tại Huế. Cố đô Huế là kinh kỳ của đất nước Việt Nam, những di sản văn hóa Huế cũng chính là những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

“…Truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim phụng hoàng đậu xuống cây ngô đồng thì đất nước sẽ được thái bình thịnh trị. Nước Việt Nam qua tiến trình mở cõi đã thống nhất giang san gấm vóc. Thiên hạ yên vui, muôn dân, trăm họ ấm no, hạnh phúc. Ấy là những điểm lành đang mở lối…”. Chương 2, với chủ đề Đất nước thái bình, sẽ kể về cảnh thanh bình thịnh trị, điểm lành mở lối với muôn dân trăm họ. Hy vọng, điềm lành ấy tiếp tục được truyền cảm hứng trong mỗi khán giả của Văn hiến kinh kỳ để tình yêu quê hương, đất nước, con người lan tỏa trong cuộc sống.   

Chương trình được tổ chức dàn dựng tại sân khấu nền điện Cần Chánh (Đại Nội) vào các tối 28/4 và 30/4/2018.

ĐỒNG VĂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...