Thứ Sáu, 20/12/2013 14:08

VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP

Mức độ nhận thức và ủng hộ dành cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong cộng đồng các doanh nghiệp nói chung đã tăng lên. Tỷ lệ doanh nghiệp biết tới hiệp định này tăng từ 68% năm 2014 lên 78% năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ TPP tăng từ 62% năm 2014 lên 72% năm 2015.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Đây là kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây với gần 1.000 doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập của VCCI nhận xét: “Tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ TPP như vậy là rất cao và đang tăng lên. Có nghĩa là về mặt tinh thần, các doanh nghiệp đã sẵn sàng cho TPP. Đây là lý do để chúng ta lạc quan.”

Theo báo cáo của VCCI, cuối năm 2015 các doanh nghiệp trong nước có sự am hiểu về TPP thấp hơn (77%) so với các doanh nghiệp FDI tới từ các nước thành viên TPP (86%) và các doanh nghiệp FDI không tới từ các nước thành viên TPP (82%).

Tuy nhiên, mức độ ủng hộ TPP của các doanh nghiệp trong nước lại cao nhất (73%) so với các doanh nghiệp FDI đến từ các nước thành viên TPP (67%) và các doanh nghiệp không tới từ các nước thành viên TPP (65%).

Phần lớn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đều thể hiện quan điểm lạc quan; trong đó có các điều khoản về mở cửa thị trường và những vấn đề sau biên giới như quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp trong nước: mức độ ủng hộ giảm đối với bốn nội dung sau: 1) mở cửa thị trường; 2) đầu tư; 3) lao động và 4) doanh nghiệp nhà nước. Mức giảm đáng kể chủ yếu rơi vào nhóm các doanh nghiệp định hướng kinh doanh nội địa, dự kiến chịu ảnh hưởng tiêu cực từ TPP. Tuy nhiên mức giảm thấp hơn cũng được ghi nhận ở các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu.

Hiệp định TPP được kết thúc đàm phán vào ngày 5/10/2015 sau 7 năm thương thảo giữa các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Mười hai quốc gia thành viên TPP đã ký kết hiệp định này vào ngày 4/2/2016, chính thức bắt đầu tiến trình phê chuẩn tại mỗi nước, dự kiến trong vòng 2 năm.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.